Quốc tế

Tên lửa BrahMos vướng vào bê bối lớn, khách hàng lo cuống: Tương lai xuất khẩu sẽ ra sao?

Là khách hàng đầu tiên mua tên lửa BrahMos, quốc gia Đông Nam Á này được cho là đang theo dõi sát sao vụ việc và đã yêu cầu đặc phái viên Ấn Độ làm rõ tình hình.

Nga trả lời câu hỏi về thời hạn kết thúc chiến dịch đặc biệt ở Ukraine / Máy bay Nga bắn trúng 81 cơ sở quân sự ở Ukraine

Mục tiêu thu về 5 tỷ USD vào năm 2025 của Ấn Độ thông qua xuất khẩu quốc phòng, trong đó tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos nằm trong top đầu danh sách các mặt hàng trọng tâm, có thể sẽ đối mặt với một bước thụt lùi.

Việc Ấn Độ vô tình bắn tên lửa vào Pakistan trong thời gian gần đây, kết hợp với các biện pháp trừng phạt khắc nghiệt mà phương Tây đang áp đặt vào Nga, có thể sẽ cản trở kế hoạch xuất khẩu đầy tham vọng của New Delhi.

BrahMos Aerospace là công ty liên doanh giữa Nga và Ấn Độ, họ sản xuất các tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos với các biến thể phóng từ tàu ngầm, tàu nổi, máy bay và từ các hệ thống phóng trên bộ.

Trong thỏa thuận mở màn dành cho tên lửa BrahMos, Ấn Độ đã đạt được hợp đồng trị giá 375 triệu USD từ Philippines để cung cấp các hệ thống tên lửa chống hạm phóng từ trên bộ cho nước này.

Vào tháng 3 vừa qua, tức là khoảng hai tháng sau thỏa thuận trên, một tên lửa BrahMos không mang đầu đạn đã rơi xuống lãnh thổ Pakistan. New Delhi sau đó thừa nhận rằng quả tên lửa đã vô tình được phóng đi.

Tên lửa BrahMos vướng vào bê bối lớn, khách hàng lo cuống: Tương lai xuất khẩu sẽ ra sao? - Ảnh 1.

Là khách hàng đầu tiên mua tên lửa BrahMos, Manila được cho là đang theo dõi sát sao vụ việc. Quốc gia Đông Nam Á này cũng yêu cầu đặc phái viên Ấn Độ làm rõ tình hình.

Trao đổi với báo giới, ông Shambhu Kumaran, đặc phái viên của Ấn Độ tại Philippines, cho biết Manila đã đưa ra một số câu hỏi về vụ việc, và ông đã có cuộc gặp với Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Negrillo Lorenzana để nói về cụ thể về tình hình.

"Tôi đã có cơ hội tiếp xúc với Bộ trưởng Quốc phòng Lorenzana và tôi đã làm rõ mọi việc. Theo như chúng tôi nắm được, không có vấn đề kỹ thuật nào [đối với tên lửa], một cuộc điều tra đang được tiến hành và chúng tôi sẽ công bố chi tiết khi có thông tin" - Ông Kumaran nói.

Tuy nhiên, Manila vẫn còn một mối lo ngại sâu xa hơn, đó là việc cung cấp tên lửa có thể gặp trở ngại do các lệnh trừng phạt mà phương Tây áp đặt lên ngành công nghiệp quốc phòng Nga do những căng thẳng gần đây.

Về vấn đề này, ông Kumaran khẳng định, thỏa thuận cung cấp tên lửa BraMos giữa Ấn Độ-Philippines sẽ không bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Phát biểu tại một sự kiện trực tuyến do Trung tâm Ananta tổ chức hôm 5/4, ông Kumaran nói: "Tôi nghĩ điều quan trọng là phải duy trì nhìn nhận rằng đây là giao dịch giữa Ấn Độ-Philippines.

Tất nhiên, tôi không muốn coi nhẹ việc hệ thống vũ khí này do cả Nga và Ấn Độ phát triển, và sự hỗ trợ mạnh mẽ của Moscow trong đó. Tuy vậy, đây là thỏa thuận giữa Ấn Độ và Philippines. Tôi tin tưởng rằng chúng tôi có thể tiến tới dựa trên cơ sở song phương".

Những tác động của lệnh trừng phạt

Động cơ và đầu dò của tên lửa BrahMos hiện do công ty NPO Mashinostroyenia (NPOM) của Nga cung cấp.

Trước đó, Mỹ và các đồng minh NATO đã áp đặt 5 đợt trừng phạt gây tê liệt đối với Nga nhằm cô lập nước này ra khỏi hệ thống toàn cầu. Nhiều chuyên gia quốc phòng và cựu quân nhân Ấn Độ trước đó đã đưa ra lo ngại về khả năng xảy ra gián đoạn trong chuỗi cung ứng.

Tên lửa BrahMos vướng vào bê bối lớn, khách hàng lo cuống: Tương lai xuất khẩu sẽ ra sao? - Ảnh 2.

Washington cũng từng cảnh báo New Delhi rằng, "sẽ có hậu quả" nếu Ấn Độ liên kết với Nga. Ngoài ra, Trợ lý Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ tuyên bố Moscow sẽ không ra mặt vì Ấn Độ nếu Trung Quốc xâm phạm Đường kiểm soát thực tế (LCA) giữa Trung-Ấn một lần nữa.

Mỹ đã cố gắng thuyết phục Ấn Độ từ bỏ nhu cầu năng lượng - quốc phòng của nước này đối với Nga, và thay thế bằng các lựa chọn khác, có thể là từ phương Tây.

Ấn Độ hiện phụ thuộc rất nhiều vào Nga, không chỉ ở vũ khí nhập khẩu, mà còn ở khâu hậu cần-phụ tùng thay thế cần thiết để bảo trì. Vì BrahMos là sản phẩm liên doanh giữa Nga-Ấn nên tên lửa này đang lâm vào thế khó. Tuy nhiên, hiện tại, Ấn Độ đã đảm bảo với Philippines rằng sẽ không có tác động nào lên thỏa thuận giữa hai phía.

Các thỏa thuận BrahMos có bị ảnh hưởng?

EurAsian Times đã có cuộc trao đổi với các chuyên gia để đánh giá tác động của những sự kiện hiện tại đối với tiềm năng xuất khẩu dài hạn của Ấn Độ.

"Mọi người cần hiểu rằng, ngay cả tàu vũ trụ cũng từng bị rơi trong quá trình cất cánh. Tai nạn xảy ra do thiếu kiến thức chuyên môn hoặc do một hành động ngu ngốc nào đó. Trong trường hợp này, có thể là cả hai.

Chúng ta hãy cùng vượt qua để một tai nạn như vậy không để lại tác động xấu. Về phần các biện pháp trừng phạt đối với Nga, tôi cho rằng chúng sẽ không ảnh hưởng đến tiềm năng xuất khẩu tên lửa vì Ấn Độ rất độc lập trong quy trình sản xuất" - Thống đốc Hàng không Ấn Độ P.K Barbora nêu quan điểm.

Tên lửa BrahMos vướng vào bê bối lớn, khách hàng lo cuống: Tương lai xuất khẩu sẽ ra sao? - Ảnh 3.

Tuy nhiên, cựu Phó Nguyên soái Không quân Ấn Độ Pranay Sinha lại có quan điểm hơi khác. Ông cho rằng: "Đây là một tai nạn do lỗi của con người và sẽ không có bất cứ tác động nào đối với khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên, các biện pháp trừng phạt đối với Nga có thể sẽ có một số tác động nhất định".

Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau trong cộng đồng an ninh và ngoại giao Ấn Độ về vấn đề này nhưng cũng có những chuyên gia tin rằng, mối quan hệ chính trị giữa Ấn Độ với các nước khác, và vị thế của New Delhi- với tư cách là một thách thức khu vực đối với Trung Quốc - có thể "bẻ cong" tình thế theo hướng có lợi cho Ấn Độ trong việc xuất khẩu tên lửa BrahMos.

"Việc Ấn Độ đưa ra sự trấn an vô điều kiện dành cho Philippines có thể mang ý nghĩa rằng nước này không thấy có mối đe dọa nào đối với việc sản xuất và cung cấp tên lửa BrahMos cho tới thời điểm hiện tại" - Ông Kumaran nhận định.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm