Quốc tế

Tên lửa chống hạm chủ lực bị vô hiệu hóa dễ dàng, Iran lấy gì chống lại Hải quân Mỹ?

DNVN - Bất chấp những tuyên bố đầy tự tin của Tehran, giới quan sát cho rằng nếu xảy ra cuộc chiến tranh trên vịnh Ba Tư, Hải quân Iran khó lòng gây hại được cho chiến hạm Mỹ khi ưu thế nghiêng hẳn về phía Washington.

Vì sao Nga đột ngột xuống thang khi Israel đẩy mạnh không kích Syria? / Nga lần đầu vén màn bí mật về uy lực của tên lửa “quỷ Satan”

Thời gian gần đây xuất hiện nhiều kịch bản về việc Mỹ sẽ can thiệp quân sự vào Iran nhằm trả đũa cho cáo buộc của họ là Tehran tấn công tàu chở dầu trên vùng biển quốc tế và dọa đóng eo biển Hormuz.

Về phía Iran, họ tuyên bố rằng đã chuẩn bị sẵn số lượng lớn tên lửa chống hạm và sẽ nhấn chìm hạm đội Mỹ nếu tiến vào "nút cổ chai" Hormuz có bề ngang cực hẹp, nằm gọn trong tầm bắn tên lửa của họ.

Tuy nhiên có vẻ như Mỹ chẳng coi lời đe dọa này là gì, bởi vì Hải quân Iran chủ yếu trang bị xuồng cao tốc cỡ nhỏ với vũ khí tầm ngắn, khó lại gần chiến hạm Mỹ được trang bị tên lửa tầm xa và hệ thống tác chiến điện tử tối tân.

Xuồng cao tốc đơn sơ của Hải quân Iran khó có cơ hội tiếp cận chiến hạm Mỹ

Xuồng cao tốc đơn sơ của Hải quân Iran khó có cơ hội tiếp cận chiến hạm Mỹ. Ảnh: National Interest.

Bên cạnh đóthực tế trong các cuộc chiến đã xảy ra, vũ khí chủ lực của Hải quân Iran là tên lửa chống hạm nội địa do nước này nghiên cứu chế tạo chưa từng gây hại được cho tàu hải quân Mỹ.

Nếu như trong chiến dịch Praying Mantis diễn ra năm 1988, các tàu chiến Iran đã phóng số lượng lớn tên lửa RGM-84 Harpoon vào nhóm tác chiến của Mỹ nhưng tất cả số đạn trên đều không trúng đích, có nhiều ý kiến cho rằng đây là vũ khí Mỹ sản xuất cho nên họ thừa biện pháp để đối phó.

Nhưng hiện nay Hải quân Iran đã không còn sử dụng tên lửa Harpoon nữa mà đặt niềm tin vào tên lửa Trung Quốc, Tehran đã nhập khẩu rất nhiều tên lửa C-802 và chế tạo cả bản nội địa có tên gọi Noor là vũ khí chống hạm chủ lực của mình.

Tên lửa Noor có tầm bắn 170, vận tốc cận âm và mang theo đầu đạn nặng 165 kg. Cần lưu ý rằng loại tên lửa này được Iran viện trợ nhiều cho đồng minh Houthi, từng bắn bị thương chiến hạm INS Hanit của Hải quân Israel cũng như gây thiệt hại cho các tàu vận tải của liên quân do Saudi Arabia đứng đầu.

 

Mặc dù vậy khi gặp phải khu trục hạm Mỹ, tên lửa chống hạm Noor của Iran vẫn bị vô hiệu hóa một cách dễ dàng chẳng kém gì Harpoon xưa kia.

Tên lửa hành trình chống hạm tầm xa Noor của Iran

Tên lửa hành trình chống hạm tầm xa Noor của Iran. Ảnh: National Interest.

Năm 2016, khu trục hạm USS Mason của Hải quân Mỹ được triển khai tới bờ biển Yemen để hỗ trợ chiến dịch quân sự của liên quân Saudi Arabia, nó đã nhiều lần bị tên lửa chống hạm tấn công nhưng chẳng hề hấn gì.

 

Vụ việc đầu tiên diễn ra vào ngày 9/10, USS Mason khi đó đang hoạt động trong eo biển Bab-el-Mandeb thì phát hiện 2 tên lửa chống hạm của Houthi phóng tới. Tàu Mỹ phóng một quả tên lửa phòng không tầm xa SM-2 và một quả tầm trung RIM-162 để đánh chặn. Kết quả là 2 tên lửa Noor đâm xuống biển, không rõ là vì bị đánh chặn hay mất tín hiệu.

Vào ngày 12/10, 2 quả tên lửa Noor khác của Houthi lại nhằm vào tàu USS Mason. Một quả tiếp tục đâm xuống biển, quả còn lại nhiều khả năng bị đánh chặn ở khoảng cách 8 km. Không quân Hải quân Mỹ không kích phá hủy 3 trạm radar của Houthi để trả đũa.

Đến ngày 15/10, Houthi phóng cùng lúc 5 tên lửa chống hạm Noor vào USS Mason. Lần này tàu khu trục Mỹ thực hiện nhiều biện pháp đối phó gồm phóng mồi bẫy radar và nhiệt và bắn tên lửa phòng không SM-2. Cả 5 tên lửa Noor đều bị đánh chặn hoặc đánh lừa nên không thể đến mục tiêu.

Chỉ thông qua một khu trục hạm đơn lẻ mà đã vô hiệu hóa được cả loạt tên lửa của Iran cho nên dễ hiểu tại sao Mỹ lại khẳng định sẽ đè bẹp sức kháng cự của Tehran khi họ triển khai cả biên đội tàu chiến với sự hỗ trợ dày đặc của các hệ thống tấn công - phòng thủ cũng như tác chiến điện tử từ cự ly xa.

Phong Vũ (Tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm