Quốc tế

Tên lửa chống vệ tinh Nga hạ mục tiêu ở độ cao... 420 km?

Bình nhiên liệu của tàu vũ trụ FREGAT DEB bất ngờ phát nổ trên quỹ đạo hành tinh, có thể nó là mục tiêu cho tên lửa mới nhất của Nga.

Iran âm thầm đưa hàng trăm tên lửa đạn đạo tới căn cứ Hmeimim / Ông Trump “khoe” Mỹ chế tạo tên lửa “siêu việt”, nhanh gấp 17 lần so với hiện tại

Mới đây, đại diện của Phi đội kiểm soát không gian vũ trụ số 18 thuộc Không lực Hoa Kỳ tuyên bố rằng trên quỹ đạo của hành tinh, ở độ cao khoảng 422 km, đã xảy ra vụ nổ thùng nhiên liệu đã qua sử dụng của tầng trên tàu vũ trụ FREGAT DEB.

Được biết, vụ nổ xảy ra trong hoàn cảnh bí ẩn, tuy nhiên các chuyên gia không loại trừ rằng trong thực tế, để phá hủy bộ phận đặc biệt này cần phải có một cú đánh với lực tác động đáng kể, thậm chí đã xuất hiện không ít ý kiến suy đoán rằng nó có thể là mục tiêu của vũ khí không gian mới nhất của Nga.

Đồng thời, đại diện của Phi đội kiểm soát không gian vũ trụ số 18 của Không lực Hoa Kỳ lưu ý rằng không có dấu hiệu va chạm với bình nhiên liệu của tầng trên, mặc dù sự hủy diệt tự phát của thiết bị này đã được loại trừ.

Ten lua chong ve tinh Nga ha muc tieu o do cao...420km?
Mỹ không loại trừ khả năng vụ nổ đối với bình nhiên liệu đã qua sử dụng của tàu vũ trụ FREGAT DEB liên quan đến tên lửa chống vệ tinh của Nga

"Phi đội kiểm soát không gian vũ trụ số 18 của Không lực Hoa Kỳ xác nhận rằng việc phá hủy thùng nhiên liệu của tầng trên tàu vũ trụ FREGAT DEB (số hiệu 37756, 2011-037B) xảy ra vào ngày 8 tháng 5 năm 2020 trong khoảng thời gian từ 04:02 đến 05:51 UTC. Theo dõi 65mảnh vỡ từ thiết bị - không có bất cứ dấu hiệu nào gây ra bởi vụ va chạm", thông báo chính thức cho biết.

Tuy nhiên với sự phát triển tích cực của vũ khí chống vệ tinh của Nga, một mục tiêu ở độ cao hơn 400 km có thể trở thành đối tượng lý tưởng để thử nghiệm các phát triển mới, bao gồm tên lửa phóng từ máy bay chiến đấu MiG-31BM.

Cần lưu ý rằng mới đây hình ảnh tiêm kích MiG-31BM mang theo tên lửa diệt vệ tinh có tên gọi Burevestnik đã gây chú ý sâu sắc trong giới quân sự Hoa Kỳ, họ không loại trừ khả năng Nga đã âm thầm thử nghiệm vũ khí với vệ tinh của mình.

Mặc dù vậy, phía Nga cho tới thời điểm hiện tại chưa đưa ra bất cứ bình luận nào về vấn đề trên, càng làm cho "màn sương" bí ẩn bao quanh sự kiện thêm phần dày đặc.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm