Quốc tế

Tên lửa đạn đạo chiến thuật đáng sợ nhất của Triều Tiên

DNVN - Tên lửa đạn đạo đạn đạo chiến thuật đáng sợ nhất của Quân đội nhân dân Triều Tiên không phải là bản sao Iskander như nhiều người vẫn nghĩ.

Số phận bi thảm của những lính dù Nga chết trận tại Ukraine / Ác mộng của Nga nếu S-300VM, Buk-M2E rơi vào tay Mỹ

Hôm 4/5, Quân đội Triều Tiên đã phóng thành công một tên lửa đạn đạo tầm ngắn bí ẩn có hình dáng bề ngoài rất giống Iskander của Nga, quả đạn đã đánh trúng mục tiêu cách xa 220 km với sai số thấp, cho thấy đây là một vũ khí rất ưu việt.
Thậm chí, sau đó có nhiều nhận định từ báo giới cho rằng đây chính là tên lửa chiến thuật đáng sợ nhất của Bình Nhưỡng, nhưng ý kiến này ngay lập tức bị cho là không chính xác khi danh hiệu trên xứng đáng thuộc về loại KN-17 hơn.
Tên lửa đạn đạo tầm trung KN-17 xuất hiện lần đầu tiên trong cuộc duyệt binh lớn diễn ra tại thủ đô Bình Nhưỡng vào ngày 16/4/2017. Ban đầu, nó được cho là một phiên bản Scud hoặc Nodong sử dụng khung gầm xe mang phóng tự hành bánh xích.
Tuy nhiên nhận định này đã bị bác bỏ khi quan sát tên lửa KN-17 có thể dễ dàng nhận thấy nó được trang bị các cánh dẫn hướng bố trí gần mũi có tác dụng điều chỉnh quỹ đạo bay trong giai đoạn cuối để tăng độ chính xác, tính năng mà Scud và Nodong không có.
Tên lửa đạn đạo tầm trung KN-17 xuất hiện trong cuộc duyệt binh của Quân đội Triều Tiên

Tên lửa đạn đạo tầm trung KN-17 xuất hiện trong cuộc duyệt binh của Quân đội Triều Tiên

Cuộc thử nghiệm đầu tiên của KN-17 diễn ra vào hôm 5/4/2017, tên lửa được phóng đi từ Sinpo thuộc tỉnh Nam Hamgyong. Theo Bộ tư lệnh Thái Bình Dương Quân đội Mỹ thì sau 9 phút kể từ khi rời bệ phóng, KN-17 đã bay được 60 km, vươn tới độ cao 189 km trước khi rơi xuống vùng biển Nhật Bản. Báo cáo của Mỹ và Hàn Quốc cho rằng vụ thử trên đã thất bại.
Lần bắn thử thứ hai của KN-17 là vào ngày 16/4/2017 cũng từ căn cứ Sinpo, tên lửa đã phát nổ chỉ sau vài giây. Tiếp đó đến ngày 29/4/2017, Triều Tiên lại tiến hành phóng KN-17 lần thứ ba từ sân bay Pukchang, nó đã bay được 35 km trước khi rơi.
Khác với 3 lần trước, vụ thử thứ tư của KN-17 hôm 29/5/2017 tại căn cứ Wonsan, bên bờ biển phía Đông được nhận xét là đã thành công, tên lửa vượt qua quãng đường 450 km trước khi rơi chính xác xuống vùng biển Nhật Bản.
Tên lửa đạn đạo tầm trung KN-17 trong một vụ phóng thử nghiệm

Tên lửa đạn đạo tầm trung KN-17 trong một vụ phóng thử nghiệm

Theo các quan chức quốc phòng Mỹ, KN-17 không chỉ đơn giản là một tên lửa đạn đạo tấn công chính xác mục tiêu cố định mà nhờ vào khả năng hiệu chỉnh đường bay pha cuối mà nó còn có thể sử dụng cho vai trò chống tàu chiến, tương tự DF-21D hay DF-26 của Trung Quốc.
Nếu đánh giá trên là chính xác, Triều Tiên sẽ nắm trong tay thứ vũ khí mang tính chiến lược, đủ sức thay đổi cục diện quân sự khu vực khi họ có thể tung đòn tấn công thẳng vào biên đội tàu sân bay Mỹ hoạt động ngoài khơi. Điều mà từ trước đến nay bị đánh giá là bất khả thi.
Nhờ đặt trên khung gầm xe việt dã bánh xích mà KN-17 có sức cơ động rất cao để bí mật xuất hiện, phóng đạn và rút lui nhanh chóng. Tầm bắn xa của KN-17 giúp nó triển khai được từ sâu trong nội địa, việc ngăn chặn bằng không quân hay biệt kích sẽ cực kỳ khó khăn.
Tuy nhiên để KN-17 đủ điều kiện đi vào trực chiến như một tên lửa đạn đạo chống hạm thì Bình Nhưỡng còn phải vượt qua rất nhiều khó khăn. Nhất là giám sát và xác định mục tiêu di động ở tầm xa, khi họ không có trong tay hệ thống định vị vệ tinh dày đặc và hiệu quả như Trung Quốc.
Mặc dù vậy, chỉ cần với chức năng tấn công mục tiêu cố định với độ sai lệch nhỏ hơn 10 ở cự ly xa thì KN-17 vẫn xứng đáng được coi là tên lửa đạn đạo chiến thuật đáng gờm nhất của Triều Tiên.
Vũ khí - khí tài
Phong Vũ (Theo Sina)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm