Tên lửa S-400 Triumph của Nga hay Patriot của Mỹ "ngầu" hơn?
Iran nâng cao sức mạnh của đầu đạn tên lửa / Khám phá chương trình phát triển "máy nghiền" tên lửa đạn đạo của Nga
Tiêu diệt bất kỳ mục tiêu trên không nào, kể cả tên lửa "thông minh", tầm quan sát toàn diện ở khoảng cách hàng trăm km. Đây là ưu điểm chính của hệ thống tên lửa phòng không Nga S-400 Triumph, được trang bị không chỉ trong quân đội Nga, mà còn trong quân đội Trung Quốc, cũng như Thổ Nhĩ Kỳ - một thành viên NATO.
Tuy nhiên, sau những sự kiện gần đây ở tỉnh Idlib (Syria), Ankara đã quyết định triển khai hệ thống phòng không Patriot ở vùng biên giới với Syria.
Hãng tin Sputnik đã có bài viết nói về sự khác biệt chính giữa hai hệ thống tên lửa phòng không này.
Sự kiện và số liệu
Hệ thống phòng không S-400 Triumph (mã NATO - SA-21 Growler) được thông qua vào năm 2007. Phiên bản Patriot mới nhất của Mỹ - PAC-3, với tên lửa được nâng cấp — trang bị từ năm 2001.
S-400 phát hiện mục tiêu ở khoảng cách lên tới 600 km, Patriot - không quá 120 km. Về tầm bắn, hệ thống Nga cao gấp đôi: 250 km so với 100 km. Triumph có khả năng đánh trúng các mục tiêu đang di chuyển với tốc độ lên tới 17280 km/giờ (14,5 Mach).
Tổ hợp Patriot tấn công các mục tiêu với tốc độ tới 9.000 km/h (7,5 Mach). Về mặt lý thuyết, cả hai loại đều có thể tiêu diệt các mục tiêu siêu âm. Hệ thống Nga sẽ phát hiện và tiêu diệt mục tiêu bay cách mặt đất chỉ 100 m. Patriot không "nhìn thấy" các vật thể bay thấp dưới 500 mét.
Hệ thống tên lửa phòng không Patriot. Ảnh: DOD NEWS/TECH. SGT. BRIAN KIMBALL
Cơ số đạn dược của cả Triumph và phiên bản Patriot mới nhất đều có nhiều loại tên lửa khác nhau.
Hệ thống của Nga có thể sử dụng tên lửa phòng không có đầu dò radar chủ động 9M96E, 48N6E các phiên bản, cũng như tên lửa tầm xa 40N6Echuyên dụng để diệt máy bay radar cảnh báo sớm và chỉ huy đường không (AWACS), máy bay tác chiến điện tử, trạm chỉ huy trên không, cũng như tên lửa đạn đạo hay hành trình.
Vũ khí tiêu chuẩn của tổ hợp Mỹ là tên lửa phòng không dẫn đường MIM-104 nhiều bản sửa đổi khác nhau. Ngoài ra, còn có tên lửa ERINT nhỏ gọn với đầu đạn động năng cao (bằng vonfram).
Tổ hợp Patriot bao gồm tối đa 8 xe bệ phóng. Mỗi bệ phóng có 4 ống phóng dạng container, tên lửa phóng ra ở góc tà 38 độ so với đường chân trời. Để bảo vệ mục tiêu hiệu quả toàn bộ các góc phương vị (360 độ), các bệ phóng của Patriot cần phải đặt xung quanh chĩa ra mọi hướng.
Bệ phóng Triumph cũng có 4 ống phóng dạng container, nhưng các tên lửa được bắn lên thẳng đứng, lên đến độ cao khoảng 30 mét, động cơ khởi động và tên lửa bay về hướng cần thiết. Phóng thẳng đứng được coi là có hiệu quả cao hơn. Tổng cộng, S-400 có thể bao gồm tới 12 bệ phóng.
Một ưu điểm hiển nhiên của Triumph là khả năng hoạt động cả ngày lẫn đêm, trong mọi điều kiện thời tiết và khí hậu, hoàn toàn tự động phát hiện, theo dõi, và đánh chặn các mục tiêu. Với tất cả những điều này, S-400 còn có giá thành rẻ hơn 3 lần so với đối thủ từ Mỹ.
Theo thông tin từ các nguồn mở, trong trường hợp khẩn cấp, cả hệ thống của Nga và Mỹ đều có thể được sử dụng để tiêu diệt các mục tiêu mặt đất.
Hoạt động trong thực tế
Hệ thống Mỹ trong các phiên bản khác nhau đã được sử dụng trong thực chiến, nhưng kết quả tương đối thấp. Lần đầu tiên, Patriot đã được sử dụng vào năm 1991 trong Chiến dịch Bão táp Sa mạc.
Tuy nhiên, trong số 130 tên lửa chiến thuật do quân đội Iraq bắn vào các vị trí của liên minh thân Mỹ, chỉ có 46 quả bị chặn lại. Năm 2003, Mỹ lại phải đối mặt với tên lửa Iraq. Phiên bản Patriot chiến thuật nâng cấp tỏ ra tốt hơn nhưng vẫn không hiệu quả trước các tên lửa hành trình.
Vào tháng 9 năm 2019, công ty dầu khí lớn nhất ở Saudi Arabia phải chịu một cuộc tấn công lớn bằng tên lửa hành trình và máy bay không người lái. Được xây dựng trên nền tảng công nghệ Mỹ, hệ thống phòng không Arabia Saudi đã không bắn trúng một mục tiêu nào.
Các cuộc tấn công của tên lửa hành trình Tomahawk Mỹ vào Syria, được S-400 theo dõi, nhưng không khai hỏa. Không có mối đe dọa trực tiếp nào đối với căn cứ không quân Nga, và thiệt hại từ cuộc tấn công trên không được giảm thiểu bằng các phương tiện khác.
Khách hàng nước ngoài xếp hàng chờ mua Triumph
Không chỉ Nga, mà cả các chuyên gia nước ngoài cũng công nhận S-400 là hệ thống phòng không tốt nhất thế giới, và một dòng khách hàng nước ngoài đang xếp hàng. Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ đã nhận vào trang bị, Ấn Độ đặt hàng 5 trung đoàn.
S-500, hệ thống tên lửa phòng không "đất-đối-không" thế hệ mới. Ảnh: Bộ QP Nga
Việc cung cấp S-400 cho Iraq cũng không bị loại trừ. Năm 2017, ngay cả Saudi Arabia cũng tỏ ra quan tâm đến hệ thống phòng không Nga, nhưng thỏa thuận đã không diễn ra.
Trong khi đó, quân đội Nga đang chờ đợi hệ thống S-500 Prometey mới nhất. Đây là hệ thống phòng thủ tên lửa chiến lược được thiết kế để chống lại chủ yếu tên lửa đạn đạo và các block chiến đấu của chúng - đánh chặn tại các vị trí mà cho đấn nay hầu như không thể thực hiện điều này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo