Tên lửa siêu hiện đại Nga có khả năng tác chiến điện tử
Rộ tin bà Clinton tranh cử tổng thống lần ba năm 2020 / Đức bị tố bí mật cấp cho phiến quân Syria 56 triệu USD
Trong cuộc phỏng vấn với hãng tin RT, Vladimir Mikheev, Cố vấn cho Phó Tổng Giám đốc thứ nhất của tập đoan Công nghệ Radioelectronic Concern (KRET), cho biết, công nghiệp quốc phòng Liên bang Nga đang tiến hành hiện đại hóa các tên lửa Kh-101 / Kh-102 tầm xa phóng từ các máy bay ném bom mang tên lửa. Một trong những tính năng kỹ chiến thuật tương lai của tên lửa Nga là lắp đặt các đầu đạn tác chiến điện tử, có khả năng chế áp tất cả các cả các phương tiện phòng không của đối phương.
Ông Mikheev , Cố vấn cho Phó Tổng giám đốc thứ nhất tập đoàn Công nghệ Radio – điện tử (Radioelectronic Concern - KRET), đã công bố khởi động sản xuất hệ thống tác chiến điện tử (EW) cho tên lửa hành trình không đối đất tầm siêu xa Kh-101 / Kh-102.
Tên lửa hành trình chiến lược phóng từ trên không Kh-101 và máy bay ném bom chiến lực Tu-95MS. Ảnh: Rusvesna.
"Hiện nay, các tên lửa hành trình của Nga (Kh-101 và Kh-102) được trang bị một hệ thống phòng thủ hoàn hảo, những vũ khí chiến lược được bảo vệ chống lại các hệ thống phòng không hiện đại của kẻ thù", ông Mikheev phát biểu với RIA Novosti trong triển lãm hàng không Airshow China 2018 tại Chu Hải.
Chuyên gia quân sự độc lập, binh luận viên quân sự Yuri Knutov, giải thích trong một cuộc phỏng vấn với RT cho biết: khí tài tác chiến điện tử (EW) trên tên lửa hành trình rất cần thiết để gây nhiễu các trạm radar của đối phương. Theo ông, trong những năm qua, các nhà khoa học điện tử Nga có những tiến bộ lớn trong việc bảo vệ máy bay và các vũ khí từ radar phòng không phương Tây.
“Tổ hợp tác chiến điện tử (EW) trên đầu đạn tên lửa được khởi đông tự động sau khi bị chiếu xạ bằng radar đối phương. Hệ thống gây nhiều làm mù radar phòng không của kẻ thù, khiến cho radar đối phương không thể bám dính và phóng đạn hủy diệt. Nói một cách đơn giản, tín hiệu mục tiêu biến mất khỏi màn hình radar. Do đó, việc đánh chặn tên lửa và các đầu đạn đi cùng là không thể”, ông Knutov nói.
Theo nhà bình luận quân sự, ngành công nghiệp Nga tiếp tục hiện đại hóa các hệ thống tác chiến điện tử (EW) trên tên lửa. Trong tương lai, tên lửa hành trình Nga sẽ nhận được các đầu đạn điện tử, khi tiếp cận mục tiêu sẽ kích hoạt tạo ra xung điện từ rất mạnh. Những đầu đạn tác chiến điện tử này có thể vô hiệu hóa tất cả các thiết bị điện tử của đối phương trong một bán kính nhất định.
Phạm vi tấn công xa và độ chính xác cao
Kh-101 / Kh-102 là tên lửa hành trình tầm xa phóng từ trên không, do các chuyên gia Văn phòng thiết kế kỹ thuật Raduga (Dubna) phát triển thay thế tên lửa Kh-55 của Liên Xô. Sự phát triển của tên lửa chính thức bắt đầu vào những năm 1990. Những thử nghiệm đầu tiên nguyên mẫu tên lửa bắt đầu vào năm 1998, đến năm 2002 Nga đưa vào sản xuất hàng loạt. Nhưng chỉ đến năm 2012, tên lửa mới được đưa vào biên chế trong lực lượng không quân.
Tên lửa hành trình tầm xa có hai phiên bản chính: Kh-101 mang đầu đạn thông thường (thuốc nổ mạnh) với đương lượng khoảng 400kg TNT. Kh-102 là tên lửa mang đầu đạn nhiệt hạch có đương lượng nổ từ 250 kilôton đến 1 megaton.
Chiều dài tên lửa là 7,45–7,6 m, khối lượng 2,2-2,4 tấn, sải cánh 4,4 m, đường kính chung khoảng 0,75 m, trọng lượng đầu đạn là 400 kg. Kh-101 / Kh-102 được phóng ở độ cao đến 6km, nhưng đều bay ở độ cao 30–70m, cơ động bám theo cấu trúc địa hình.
Điểm đặc trưng của tên lửa là độ phản xạ hiệu dụng rất thấp, do các kỹ sư đã thiết kế với hình dạng khí động học đặc biệt và sử dụng vật liệu sơn phủ hấp thụ sóng radio. Diện tích phản xạ hiệu dụng (EPR) của Kh-101 / Kh-102 tương đương 0,01m2 (như máy bay tàng hình). Theo ông Knutov, thêm tổ hợp tác chiến điện tử (EW) hiện đại, tên lửa Nga trở nên gần như không thể bị phát hiện và tấn công bằng các phương tiện quang ảnh nhiệt và radar phòng phông.
“Các đài radar hiện đại cũng rất khó phát hiện một mục tiêu như vậy. Phương án thực tế duy nhất để đánh chặn tên lửa là phát hiện trực quan từ các máy bay chiến đấu có thiết bị quang điện tử sử dụng ảnh hồng ngoại đặc biệt.
Trên lý thuyết, chắc chắn có thể, nhưng trong thực tế đây là nhiệm vụ cực kỳ khó khăn và tốn thời gian do tên lửa bay rất thấp và lượn theo địa hình.
Những ưu thế chính của Kh-101 / Kh-102 là tầm bắn rất xa. Tháng 10.2016, Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu cho biết: tên lửa có thể đánh trúng mục tiêu trên khoảng cách đến 4.500km. Trong một số phương tiện truyền thông phương Tây, các bình luận viên cho rằng, tầm bắn tối đa của tên lửa Nga có thể hơn 5.000-10.000km.
“Tính năng kỹ chiến thuật thực sự của Kh-101 / Kh-102 không được tiết lộ. Đây là những thông tin bí mật tuyệt đối. Tên lửa của Nga là vũ khí chiến lược, cho phép máy bay phóng từ ngoài khu vực phòng không của đối phương”, nhà bình luận quân sự Knutov cho biết.
Một trong những ưu điểm khác của tên lửa là độ chính xác cao. Theo tờ Izvestia, dẫn nguồn tin từ các quan chức quân sự, Kh-101sử dụng đầu đạn nổ thông thường có thể có độ sai lệch so với điểm mục tiêu là 10 mét với tầm phóng xa nhất, có thể lên đến 10.000km. Theo hãng tin Anh, Jane's Information Group, độ sai lệch của Kh -101 không vượt quá 20m và Kh-102 - 100m.
Tên lửa Nga được lắp đặt động cơ tua-bin phản lực tăng áp kép (dual-turbo) có kích thước nhỏ (TRD) với lực đẩy khoảng 360kg. Sau khi tên lửa xuất phát, hệ thống động cơ đẩy phản lực di chuyển xuống phần đuôi tên lửa. Thời gian bay tối đa của Kh-101 / X-102 không quá mười giờ, tốc độ cận âm 970 km / h.
Tên lửa hành Nga được trang bị hệ thống hướng dẫn quán tính. Trong suốt chuyến bay, đầu tự dẫn sử dụng máy tính kỹ thuật số tích hợp hiệu chỉnh đường bay theo bản đồ kỹ thuật số, thiết bị điện tử đo độ cao quang học (đo độ cao theo hình ảnh địa hình). Ngoài ra, Kh-101 / Kh-102 được định hướng theo tọa độ của hệ thống định vị vệ tinh quân sự GLONASS của Nga. Ở giai đoạn cuối, tên lửa được dẫn đường bằng đầu tự dẫn quang điện tử hoặc radar (GOS).
“Tên lửa đã thực hiện thành công nhiệm vụ”
Tên lửa Kh-101 lần đầu tiên được sử dụng ngày 17.11. 2015 trên chiến trường Syria. Các tên lửa được phóng vào căn cứ địa của khủng bố bằng máy bay ném bom chiến lược Tu-95 MS (trên những máy bay này đã thử nghiệm các tên lửa vào những năm 1990 và 2000). Được phóng từ không phận vùng biển Địa Trung Hải. Kh-101 đã được không quân Nga sử dụng nhiều lần trong năm 2016 và 2017 với nhiệm vụ chủ yếu là tấn công các sở chỉ huy, khu vực tập trung binh lực.
“Tất nhiên, không có nhu cầu quân sự cấp thiết nào để sử dụng Kh-101 vì đó là tên lửa chiến lược có giá thành cao. Nhưng Bộ Quốc phòng muốn kiểm tra tên lửa tầm xa của mình trong điều kiện chiến đấu thực sự. Kh -101 hoàn thành nhiệm vụ tuyệt vời, khẳng định những tính năng kỹ chiến thuật như các tuyên bố của nhà phát triển”, bình luận quân sự Knutov cho biết.
Tháng 11. 2017, Tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Nga, tướngValery Gerasimov, nói rằng tiến trình hiện đại hóa máy bay chiến lược tầm xa của Lực lượng Không quân vũ trụ Nga đang được thực hiện "dưới quan điểm trang bị và sử dụng tên lửa hành trình Kh-101 mới". Những phương tiện mang các tên lửa này là các máy bay ném bom mang tên lửa chiến lược Tu-95 MS và Tu-160. Các chuyên gia quân sự cũng cho rằng, Tu-22 M3 cũng được trang bị các tên lửa hành trình tầm xa Kh-101.
Máy bay ném bom chiến lược Tu-95 MS có khả năng mang 8 tên lửa hành trình bên ngoài và Tu-160 có thể mang đến 12 trên các bệ phóng quay vòng (bên trong thân máy bay). Theo chuyên gia quân sự Knutov, Kh-101 / Kh-102 tăng cường đáng kể năng lực tác chiến đường không của bộ ba răn đe hạt nhân Liên bang Nga.
“Theo tôi, Kh-101 vượt xa tất cả các loại vũ khí tương đương nước ngoài. Tên lửa câu trả lời cho phiên bản sửa đổi mới nhất của tên lửa Tomahawk (Tomahawk Block IV). Trong tương lai, Kh-101 sẽ được trang bị cho máy bay ném bom tầm xa tương lai (PAK DA)".
Với khả năng hiện đại hóa loại vũ khí có độ chính xác cao này, Kh-101 sẽ phục vụ trong lực lượng không quân chiến lược trong nhiều thập kỷ tới”, nhà bình luận quân sự độc lập Knutov nhận xét.
End of content
Không có tin nào tiếp theo