Quốc tế

Tên lửa siêu thanh AGM-183A dính chặt B-52H khi phóng

Theo Air Force Magazine, Mỹ đã thất bại khi phóng tên lửa siêu thanh phóng từ máy bay (HAWC) trong chuyến bay thử nghiệm.

Năm tên lửa hành trình kỳ lạ của Liên Xô / Hezbollah tuyên bố tên lửa Kornet có kết quả thử nghiệm tuyệt vời trên xe tăng Israel

Mẫu thử HAWC được xác định là AGM-183A đã được thử nghiệm, nhưng tên lửa đã không thể tách được khỏi máy bay B-52H nên cuộc thử nghiệm đã thất bại.

Không quân Mỹ và Cơ quan Dự án Nghiên cứu Tiên tiến Bộ Quốc phòng Mỹ (DARPA) đã chuẩn bị chu đáo nhưng cuộc thử nghiệm thất bại do một lỗi cơ bản nhất.

Ten lua sieu thanh AGM-183A dinh chat B-52H khi phong
Oanh tạc cơ B-52H mang theo tên lửa AGM-183A.

"Đây không phải là vấn đề thiết kế, đây là một sai lầm ngu ngốc", Air Force Magazine trích dẫn nguồn tin. Thất bại này đồng nghĩa với việc phóng thử nguyên mẫu AGM-183A sẽ bị hoãn lại ít nhất đến năm 2021.

Đây là lần thứ 2, tên lửa siêu thanh AGM-183A phát sinh sự cố. Trong chuyến bay thử hồi giữa năm 2020, một nguyên mẫu tên lửa đã vô tình tách khỏi máy bay trong khi không hề có hiệu lệnh phóng nào được đưa ra.

Đến nay, tình trạng quả tên lửa sau khi tự động tách khỏi máy bay vẫn không được Không quân Mỹ tiết lộ. Sự cố xảy ra trong lúc bay thử nghiệm trên đất liền chứ không phải trên khu vực bay thử ở Thái Bình dương.

Theo những thông tin được DARPA tiết lộ, vũ khí AGM-183A mang nhiều tham vọng của Mỹ nhằm tạo ra hệ thống tên lửa siêu thanh có thể phóng từ các máy bay ném bom của Mỹ như B-52H, B-1B Lancer.

Không quân Mỹ cho biết, khi hoàn thành thử nghiệm và chính thức được đưa vào trang bị, Mỹ sẽ sở hũ dòng tên lửa siêu thanh có hữu những tính năng hơn hẳn tên lửa siêu thanh Kinzhal của Nga.

 

Bởi theo các nhà phát triển Mỹ, những thông số trên Kinzhal chỉ tương đương với AGM-48 Skybolt của Mỹ (phát triển cách đây 60 năm) và thua xa AGM-183A hiện nay.

AGM-183A ưu việt hơn Kinzhal ở chỗ nó không đòi hỏi máy bay mang phóng phải leo tới độ cao thật lớn và duy trì vận tốc Mach 2 như Kinzhal mà vẫn dễ dàng đạt tới thông số thiết kế.

Đặc biệt, theo tiết lộ của cố vấn phụ trách mua sắm của Bộ Quốc phòng Mỹ, Will Roper, AGM-183A có tốc độ cực ấn tượng khi nó có thể đạt tối đa gần Mach 20. Như vậy tên lửa siêu thanh Mỹ có tốc độ hơn hẳn Kinzhal khi tên lửa Nga chỉ đạt trên Mach 10.

Những tuyên bố của Mỹ về AGM-183A đã khá rõ ràng nhưng theo giới quân sự Nga, tên lửa siêu thanh Mỹ không chỉ thua kém Kinzhal của Nga trong tầm bắn, mà còn có những trở ngại đáng kể liên quan đến việc máy bay ném bom B-52H hoặc B-1B Lancer sẽ bắt buộc phải trở thành phương tiện mang vũ khí này.

Chiều dài của AGM-183A khoảng 6,5 - 7m và khối lượng của nó xấp xỉ 2 - 2,5 tấn, khiến loại vũ khí này hoàn toàn vô vọng để tích hợp trên tiêm kích, đặc biệt là việc máy bay mang chúng phải tiếp cận gần mục tiêu mới có thể khai hỏa giúp phòng thủ đối phương dễ dàng đánh chặn ngay cả máy bay mang loại đạn này.

 

Máy bay ném bom của Không quân Mỹ hiện nay đã lỗi thời về mặt kỹ thuật. Nếu tích hợp vũ khí này lên máy bay B-21 đầy hứa hẹn thì trong trường hợp này, Mỹ sẽ không có vũ khí siêu thanh trước năm 2030 - thời điểm Mỹ đưa máy bay ném bom tàng hình thế hệ mới này đi vào hoạt động.

Trong khi đó, Nga đã trang bị tên lửa Kinzhal và một số loại tên lửa siêu thanh khác từ lâu.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm