Quốc tế

Thách thức Đại Tây Dương: Đối sách Mỹ giữa cạnh tranh siêu cường

Tờ National Interest dẫn các phân tích của tác giả James Jay Carafano – chuyên gia nghiên cứu về các vấn đề an ninh quốc gia và vấn đề đối ngoại tại Heritage Foundation nhận định về chiến lược của Mỹ tại Đại Tây Dương.

Tại sao NATO vẫn sợ tàu tuần dương Nguyên soái Ustinov? / Chiến tranh trong tương lai qua con mắt của đặc nhiệm Mỹ

Cạnh tranh gia tăng ảnh hưởng giữa các siêu cường

Đại Tây Dương là khu vực rộng lớn và phức tạp về địa chính trị. Trong bối cảnh cạnh tranh giữa các siêu cường lớn thế giới, Washington phải thúc đẩy chiến lược đồng bộ nhằm giữ vị trí an toàn cho nước Mỹ trước các đối thủ cạnh tranh.

Thách thức Đại Tây Dương: Đối sách Mỹ giữa cạnh tranh siêu cường - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: Reuters

Theo tác giả James Jay Carafano, từ Bắc Cực đến Nam Cực, từ bờ biển Mỹ Latinh và các đảo ở vùng Caribe đến các bãi biển của châu Phi và Trung Đông, thậm chí ngay cả các đối tác cộng đồng xuyên Đại Tây Dương, Trung Quốc đang tiếp tục gia tăng ảnh hưởng mở rộng quyền lực. Vì vậy, vai trò của Mỹ không hề nhỏ khi đứng trước các vấn đề này.

Việc giải quyết các rủi ro trong khu vực rộng lớn và phức tạp, theo các chuyên gia, đòi hỏi một chiến lược toàn diện. Chính sách của Mỹ tại Đại Tây Dương đang là chủ đề nóng trong chính quyền Mỹ. Washington đã nhận ra sự cần thiết phải hành động ở Thái Bình Dương, trong đó tập trung từ chiến lược "trục xoay châu Á" thời cựu Tổng thống Obama đến "một Thái Bình Dương tự do và rộng mở" dưới thời Tổng thống Trump.

Ông Jay Carafano khẳng định trong khi các điều kiện địa chính trị tại khu vực Đại Tây Dương có thể khác với khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương thì chiến lược cần thiết để giảm đi các ảnh hưởng mạnh mẽ của Trung Quốc là điều Washington ắt hẳn phải tính đến.

Mục tiêu chiến lược Đại Tây Dương của Mỹ là tập trung vào giảm tải các ảnh hưởng của Moscow và Bắc Kinh ở khu vực Đại Tây Dương bằng cách mở rộng hợp tác khu vực và giúp các đối tác của Mỹ có khả năng thực hiện chủ quyền của họ, đảm bảo sự an toàn và thúc đẩy thịnh vượng chung. Mỹ không thể làm ngơ trước sự cạnh tranh trong bán cầu của mình.

Theo ông James Jay Carafano, mục tiêu cuối cùng của Chiến lược Đại Tây Dương của Mỹ là tạo điều kiện duy trì ổn định, thịnh vượng và an ninh nhằm phù hợp hoặc ít nhất tương quan với tầm nhìn của Mỹ đối với khu vực.

 

"Mục tiêu ngắn hạn của chiến lược là duy trì nguyên trạng địa chính trị mà Mỹ đang có. Mục tiêu trung và dài hạn là đẩy lùi các ảnh hưởng gia tăng của Trung Quốc và Nga trong khu vực", ông James Jay Carafano nhận định trên tờ National Interest.

Mỹ phải dẫn đầu vai trò lãnh đạo và tập hợp các đối tác cũng như đồng minh cùng chí hướng đối phó tình hình hiện tại. Washington cũng phải tiếp tục nâng cao nhận thức về các ảnh hưởng gia tăng của Moscow và Bắc Kinh trong khu vực. Theo tác giả, Mỹ cũng nên đưa ra các biện pháp thay thế tốt hơn để thúc đẩy sự tham gia kinh tế của Trung Quốc và Nga trong khu vực.

Trung Quốc hiện tại chưa có đủ khả năng duy trì sức mạnh quân sự bền vững trong Đại Tây Dương. Tuy nhiên, điều đó cũng không có nghĩa Mỹ có thể chiếm ưu thế ở khu vực này. Washington không thể biến khu vực Đại Tây Dương thành vùng gia tăng ảnh hưởng giống như đã làm trong Chiến tranh Lạnh hay cạnh tranh quyền lực vào thế kỷ 19. Thay vào đó, theo tác giả, Mỹ phải thúc đẩy cạnh tranh mở rộng bằng cách đóng góp sức vào khu vực, làm giảm đi ảnh hưởng mạnh mẽ của Bắc Kinh. Và điều đó ắt hẳn phải có sự tham gia nghiêm túc của các nhà hoạch định chính sách Mỹ.

Thêm vào đó, các lợi ích khác của Mỹ cũng đang bị đe dọa trong khu vực bởi sự ảnh hưởng mạnh mẽ của Nga ở Đại Tây Dương.

Chiến lược hiệu quả của Mỹ ở Đại Tây Dương

 

Chuyên gia James Jay Carafano đưa ra 5 yếu tố quan trọng mang lại một chiến lược hiệu quả cho Mỹ ở Đại Tây Dương là tính ổn định, trầm tĩnh, an ninh, chủ quyền, thành công.

Tính ổn định

Mỹ nên thúc đẩy các chính sách hỗ trợ ổn định khu vực. Một khu vực Đại Tây Dương an toàn sẽ mang lại cơ hội kinh tế, thương mại và năng lượng. Một Đại Tây Dương ổn định cũng sẽ khuyến khích đầu tư nước ngoài cần thiết vào khu vực.

An ninh

Sự gia tăng ảnh hưởng của Nga ở Bắc Cực cũng như ảnh hưởng của Trung Quốc ở Mỹ Latin và châu Phi cận Sahara đang khiến Washington nhiều lo ngại. Các tác nhân khác bao gồm chủ nghĩa khủng bố, tội phạm ma túy và các tổ chức tội phạm có tổ chức đang hoành hành ở một số khu vực Đại Tây Dương và gây bất ổn. Vì vậy, vấn đề an ninh cần phải chú trọng nhiều hơn trong khu vực.

 

Trầm tĩnh

So về cấp độ an ninh, khu vực Đại Tây Đương được đánh giá là tương đối hòa bình hơn so với nhiều nơi khác trên thế giới.

Chủ quyền

Các quốc gia Đại Tây Dương vẫn duy trì độc lập và tự quản hoặc rất ít các ảnh hưởng từ các siêu cường bên ngoài.

Thành công

 

Thành công kinh tế trong khu vực là thành công của Mỹ. Đó là lý do tại sao Mỹ phải theo đuổi các chính sách thúc đẩy tự do kinh tế và thương mại tự do trên toàn khu vực Đại Tây Dương.

Trong khi các điều kiện địa chính trị khu vực Đại Tây Dương khác với khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương thì yêu cầu trong chiến lược của Mỹ giảm thiểu các ảnh hưởng của Trung Quốc vẫn không tránh khỏi. Theo tác giả, Mỹ muốn muốn một chiến lược Đại Tây Dương hiệu quả cần phải có sự lãnh đạo tổ chức chiến lược tốt nhất và có thể duy trì lâu dài. Washington cần phải chuyển hướng chiến lược để có thể duy trì vị trí nhất định ở khu vực này.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm