Thái tử Malaysia kết hôn với nữ thường dân người Thụy Điển
Bầu cử Tổng thống Ukraine: 2 ứng cử viên “so găng” trực tiếp, dành nhiều thời gian chỉ trích lẫn nhau / Ông Kim Jong-un đánh tiếng hợp tác với ông Putin giữa lúc căng thẳng với Mỹ
Tối ngày 19/4, Thái tử Faiz Petra, 45 tuổi đã kết hôn với cô dâu quốc tịch Thụy Điển Sofie Louise Johansson, 33 tuổi. Hôn lễ của cặp đôi hoàng gia được tổ chức tại Istana Balai Besar ở thủ phủ Kota Baru của bang Kelantan.
Theo hãng tin quốc gia Bernama, tiệc cưới đã diễn ra long trọng sau phần làm lễ với sự tham gia của 300 người, gồm gia đình hoàng gia Kelantan và bạn bè của cặp đôi.
Thông tin về đám cưới được công bố đầu tháng này.
“Thái tử mong muốn sự cầu chúc của mọi người để hôn nhân của ông sẽ diễn ra trơn tru và nhận được phúc lành từ thánh Allah cho tới Jannah (thiên đường)”, quan chức cung điện hoàng gia Kelantan Tengku Mohamed Faziharudean Tengku Feissal thông báo hôm 9/4.
Truyền thông Malaysia đưa tin cặp đôi quen biết nhau từ khi Thái tử Faiz Petra đang đi du học nước ngoài.
Cặp đôi hoàng gia cũng quyết định quyên góp toàn bộ quà cưới cho các tổ chức phúc lợi và tổ chức phi chính phủ tại Kelantan như các trại trẻ mồ côi, nhà dưỡng lão, Hội Trăng lưỡi liềm đỏ Malaysia… Đây là hành động rất được công chúng Malaysia hoan nghênh.
Thái tử Faiz Petra là em trai của tiểu vương Kelantan Muhammad V, 49 tuổi.
Hồi tháng 1 năm nay, ông Muhammad V đã bất ngờ thoái vị khỏi ngôi Quốc vương Malaysia chỉ sau 2 năm nhiệm kỳ. Trước đó, ông được cho là đã thành hôn với cựu hoa hậu người Nga Oksana Voevodina, 25 tuổi hồi tháng 11 năm ngoái. Ông Muhammad V là vị vua đầu tiến thoái vị kể từ khi Malaysia giành độc lập năm 1957.
Chế độ quân chủ lập hiến ở Malaysia được coi là độc nhất vô nhị trên thế giới. Ngôi vua sẽ được không kế tục theo kiểu cha truyền con nối mà được lưu chuyển giữa các tiểu vương đứng đầu 9 bang Negeri Sembilan, Selangor, Perlis, Terengganu, Kedah, Kelantan, Pahang, Johor và Perak. Tại các bang, ngôi tiểu vương vẫn duy trì theo cơ chế thừa kế từ cha sang con.
Hiến pháp liên bang quy định 9 người cai trị sẽ có nghĩa vụ bầu ra người làm vua trong nhiệm kỳ 5 năm. Sau khi kết thúc nhiệm kỳ, họ sẽ tiếp tục quá trình nhường ngôi cho nhau. Có thể nói tại Malaysia, ngai vàng chỉ có một nhưng các quốc vương thì được luân chuyển.
End of content
Không có tin nào tiếp theo