Thảm hoạ "Quan Tài Bay" được Mỹ sử dụng trong Chiến tranh Việt Nam
Mỹ đã triển khai các "Quan tài bay" F-104 Starfighter tới Việt Nam trong thời kỳ đánh phá miền Bắc nhưng bị thiệt hại nặng sau hai năm tham chiến ngắn ngủi.
Nơi duy nhất trên thế giới cảnh sát được trang bị xe tăng hạng nặng / Mỹ ngừng chương trình chia sẻ thông tin tình báo bí mật với Thổ Nhĩ Kỳ
Bắt đầu từ chiến dịch Sấm Rền, Mỹ đã đưa các máy bay F-104 Starfighter tới Việt Nam tham chiến để bổ sung lực lượng ném bom đánh phá miền Bắc. Nguồn ảnh: Pinterest.
Trong thời gian ngắn ngủi từ năm 1965 tới năm 1967, các máy bay F-104 của Không quân Mỹ đã tiến hành một loạt các phi vụ vào miền Bắc Việt Nam. Nguồn ảnh: Pinterest.
Trong đó chỉ tính riêng từ mùa hè năm 1965 tới hết năm này, các máy bay F-104 đã tiến hành gần 3000 phi vụ tuy nhiên cũng mất tới 5 máy bay. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tổng cộng trong hai năm tham chiến ở Việt Nam, có tới 14 chiếc tiêm kích đánh chặn F-104 của Không quân Mỹ bị hư hỏng hoàn toàn. Nguồn ảnh: Starfighter.
Tuy nhiên trong số đó có tới hơn một nửa bị thiệt hại do tai nạn chứ không phải do hoả lực của quân giải phóng. Nguồn ảnh: Pinterest.
Cụ thể, ngay vào tháng 9/1965 - nghĩa là chỉ vài tháng sau khi được triển khai, hai chiếc F-104C đã va chạm trên không khi bay theo đội hình. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tới giai đoạn năm 1966 và 1967, một loạt các sự cố động cơ đã khiến 4 chiếc F-104 khác bị hư hỏng hoàn toàn và phi công phải nhảy dù thoát hiểm hoặc hạ cánh khẩn cấp. Nguồn ảnh: Pinterest.
Như vậy, có tới một nửa số máy bay F-104 của Mỹ bị mất ở Việt Nam là do "tự tai nạn", hoàn toàn không bị dính dù chỉ một phát đạn của quân giải phóng. Nguồn ảnh: Pinterest.
Số còn lại, có 2 chiếc F-104C bị bắn hạ bởi hoả lực phòng không, một chiếc khác bị bắn hạ bởi chiến đấu cơ MiG-19 của ta, ba chiếc khác bị bắn hạ bởi tên lửa phòng không SA-2. Nguồn ảnh: Pinterest.
Ngay cả ở trên thế giới, F-104 Starfighter vẫn luôn nổi tiếng là loại máy bay "khó lái, dễ hỏng". Nguồn ảnh: Pinterest.
Cụ thể, F-104 Starfighter của Không quân Tây Đức có số lượng 916 chiếc đã bị tai nạn tổng cộng 292 lần làm 120 phi công thiệt mạng. Nguồn ảnh: Pinterest.
Đây là tỷ lệ tai nạn cao một cách "quá đáng", cao hơn mọi loại máy bay phản lực khác từng được sử dụng trong lịch sử. Nguồn ảnh: Pinterest.
Thậm chí, tới năm 1975 Mỹ còn phải bồi thường cho 60 goá phụ người Đức - những người có chồng đã thiệt mạng trên phi cơ F-104 do lỗi kỹ thuật gây ra. Nguồn ảnh: Pinterest.
Ngoài ra, chiếc máy bay này còn chịu tai tiếng lớn khi nó là nhân vật chính trong vụ hối lộ sau các hợp đồng gây tranh cãi ở châu Âu và Nhật Bản. Nguồn ảnh: Pinterest.
Ấy vậy mà cũng phải tới tận năm 2004, những chiếc F-104 cuối cùng mới được cho "về hưu" sau khi không quân Italia chính thức loại biên loại máy bay này. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tới nay, chỉ còn duy nhất 3 máy bay Starfighter còn hoạt động được đang nằm trong tay một nhóm thao diễn hàng không dân sự đặt tại căn cứ không quân Florida. Nguồn ảnh: Pinterest.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo