Quốc tế

Thất vọng tràn trề “công lực” tàu chiến 7.200 tấn của Đức

DNVN - Có lượng giãn nước tới hơn 7.000 tấn, nhưng khả năng tác chiến của chiến hạm mới nhất Hải quân Đức chẳng khác nào tàu hộ vệ cỡ 1.000 tấn.

Kinh ngạc: Mỹ có thể biến 2.500 trực thăng UH-60 thành UAV? / Mỹ cấm bay tại không phận do Iran kiểm soát sau vụ bắn rơi máy bay

Hôm 17/6, tại cơ sở của thyssenkrupp Marine Systems (TKMS), Hải quân Đức đã chính thức biên chế tàu hộ vệ F222 Baden-Wurttemberg - chiếc đầu tiên thuộc lớp tàu F125. Nguồn ảnh: TKMS

Hôm 17/6, tại cơ sở của thyssenkrupp Marine Systems (TKMS), Hải quân Đức đã chính thức biên chế tàu hộ vệ F222 Baden-Wurttemberg - chiếc đầu tiên thuộc lớp tàu F125. Nguồn ảnh: TKMS

Con tàu có một kích thước "ấn tượng" với lượng giãn nước 7.200 tấn, dài 149m, rộng 18,8m, mớn nước 5m. Tàu trang bị một động cơ tuabin khí 20MW, 2 động cơ điện 4,7MW, 4 máy diesel 2,9MW, 3 hộp số, 2 trục chân vịt cho tốc độ tối đa 26 hải lý/h, tầm hoạt động 7.400km. Nguồn ảnh: TKMS

Con tàu có một kích thước "ấn tượng" với lượng giãn nước 7.200 tấn, dài 149m, rộng 18,8m, mớn nước 5m. Tàu trang bị một động cơ tuabin khí 20MW, 2 động cơ điện 4,7MW, 4 máy diesel 2,9MW, 3 hộp số, 2 trục chân vịt cho tốc độ tối đa 26 hải lý/h, tầm hoạt động 7.400km. Nguồn ảnh: TKMS

Dẫu vậy, dù đơn giá tới hơn 700 triệu USD, nhưng chiến hạm khổng lồ này lại sử dụng hệ thống vũ khí kém cỏi. Nguồn ảnh: TKMS

Dẫu vậy, dù đơn giá tới hơn 700 triệu USD, nhưng chiến hạm khổng lồ này lại sử dụng hệ thống vũ khí kém cỏi. Nguồn ảnh: TKMS

Theo đó, thay vì trang bị tên lửa phòng không tầm xa như SAM-PT hay Aster-15/30 giống như chiến hạm kích cỡ tương đương của Pháp, nước Đức lại chọn bệ phóng tên lửa tầm ngắn RIM-116 RAM dưới 10km cho con tàu. Nguồn ảnh: Wikipedia

Theo đó, thay vì trang bị tên lửa phòng không tầm xa như SAM-PT hay Aster-15/30 giống như chiến hạm kích cỡ tương đương của Pháp, nước Đức lại chọn bệ phóng tên lửa tầm ngắn RIM-116 RAM dưới 10km cho con tàu. Nguồn ảnh: Wikipedia

Hệ thống chống hạm cũng không có gì đặc biệt với 8 ống phóng tên lửa hành trình Harpoon (tầm bắn 140km). Nguồn ảnh: Wikipedia

Hệ thống chống hạm cũng không có gì đặc biệt với 8 ống phóng tên lửa hành trình Harpoon (tầm bắn 140km). Nguồn ảnh: Wikipedia

Trong khi hệ thống tên lửa không có gì đặc biệt thì siêu hạm 7.200 tấn của Đức “nổi bật” với nhiều hệ thống pháo. Con tàu có một pháo hạm 127mm Oto Breda có tốc độ bắn 32 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 30km. Đáng chú ý, pháo có thể bắn xa tới 120km nếu Đức chịu chi tiền mua đạn pháo thông minh Vulcano. Nguồn ảnh: Wikipedia

Trong khi hệ thống tên lửa không có gì đặc biệt thì siêu hạm 7.200 tấn của Đức “nổi bật” với nhiều hệ thống pháo. Con tàu có một pháo hạm 127mm Oto Breda có tốc độ bắn 32 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 30km. Đáng chú ý, pháo có thể bắn xa tới 120km nếu Đức chịu chi tiền mua đạn pháo thông minh Vulcano. Nguồn ảnh: Wikipedia

 

Hai khẩu pháo tự động MGL-27 cỡ 27mm có tốc độ bắn 1.700 phát/phút. Nguồn ảnh: Wikipedia

Hai khẩu pháo tự động MGL-27 cỡ 27mm có tốc độ bắn 1.700 phát/phút. Nguồn ảnh: Wikipedia

7 khẩu đại liên 12,7mm, trong đó có 5 khẩu 12,7mm Hitrole-NT tự động và 2 khẩu điều khiển bằng tay. Nguồn ảnh: Wikipedia

7 khẩu đại liên 12,7mm, trong đó có 5 khẩu 12,7mm Hitrole-NT tự động và 2 khẩu điều khiển bằng tay. Nguồn ảnh: Wikipedia

Đuôi tàu có sân bay và hangar cho phép triển khai hai trực thăng săn ngầm – vận tải NH-90. Nguồn ảnh: Wikipedia

Đuôi tàu có sân bay và hangar cho phép triển khai hai trực thăng săn ngầm – vận tải NH-90. Nguồn ảnh: Wikipedia

Thanh Nga (tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm