Quốc tế

Thay cánh, 173 “sát thủ diệt tăng” A-10 bay tới năm 2030

DNVN - Với cặp cánh mới, 173 máy bay cường kích A-10 nổi tiếng của Không quân Mỹ có thể hoạt động liên tục 10.000 giờ bay, tương đương tới năm 2030.

Hồ sơ Interpol: Đường dây gián điệp 'Dàn hợp xướng đỏ' chống Hitler / Xe tăng Walker Bulldog, "chiến lợi phẩm" từ Mỹ trong kho của Việt Nam

Defence-blog dẫn nguồn tổ hợp hậu cần hàng không Ogden, chiếc cuối cùng trong số 173 chiếc A-10 đã nhận được đôi cánh mới theo chương trình tăng thời hạn phục vụ các máy bay cường kích A-10 của Không quân Mỹ, được khởi động từ năm 2011. Ảnh: Alex Lloyd

Defence-blog dẫn nguồn tổ hợp hậu cần hàng không Ogden, chiếc cuối cùng trong số 173 chiếc A-10 đã nhận được đôi cánh mới theo chương trình tăng thời hạn phục vụ các máy bay cường kích A-10 của Không quân Mỹ, được khởi động từ năm 2011. Ảnh: Alex Lloyd

Đôi cánh mới dự kiến sẽ đảm bảo cho máy bay A-10 bay liên tục 10.000 giờ bay mà không cần phải thay thế. Còn theo đại diện công ty Boeing, với việc thay thế cánh mới, sứ mệnh của A-10 sẽ kéo dài tới tận năm 2030. Ảnh: Alex Lloyd

Đôi cánh mới dự kiến sẽ đảm bảo cho máy bay A-10 bay liên tục 10.000 giờ bay mà không cần phải thay thế. Còn theo đại diện công ty Boeing, với việc thay thế cánh mới, sứ mệnh của A-10 sẽ kéo dài tới tận năm 2030. Ảnh: Alex Lloyd

Theo đại diện của cơ sở tiến hành công tác tăng hạn, xử lý trên một chiếc máy bay đã bay gần 40 năm không phải là đơn giản. Những sửa đổi bao gồm phải chế tạo các bộ phận mới cho thân máy bay và đôi khi phải sử dụng một số thành phần lấy từ những chiếc A-10 đã nghỉ hưu từ Trung tâm bảo dưỡng và tái tạo không gian vũ trụ 309 tại căn cứ Davis-Monthan. Ảnh: Alex Lloyd

Theo đại diện của cơ sở tiến hành công tác tăng hạn, xử lý trên một chiếc máy bay đã bay gần 40 năm không phải là đơn giản. Những sửa đổi bao gồm phải chế tạo các bộ phận mới cho thân máy bay và đôi khi phải sử dụng một số thành phần lấy từ những chiếc A-10 đã nghỉ hưu từ Trung tâm bảo dưỡng và tái tạo không gian vũ trụ 309 tại căn cứ Davis-Monthan. Ảnh: Alex Lloyd

Máy bay cường kích A-10 được đưa vào sử dụng trong Không quân Mỹ từ năm 1976 cho nhiệm vụ yểm trợ tầm thấp cho lực lượng bộ binh, tấn công xe tăng, xe bọc thép... Trong ảnh, nhóm nhân viên tham gia đại tu, thay cánh cho máy bay cường kích A-10 cuối cùng. Ảnh: Alex Lloyd

Máy bay cường kích A-10 được đưa vào sử dụng trong Không quân Mỹ từ năm 1976 cho nhiệm vụ yểm trợ tầm thấp cho lực lượng bộ binh, tấn công xe tăng, xe bọc thép... Trong ảnh, nhóm nhân viên tham gia đại tu, thay cánh cho máy bay cường kích A-10 cuối cùng. Ảnh: Alex Lloyd

Theo mạng Military-Today, A-10 có chiều dài 16,26m, sải cánh 17,53m, cao 4,47m, trọng lượng rỗng 11 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 22,6 tấn. Máy bay trang bị hai động cơ Turbofan TF34-GE100 cho tốc độ bay tối đa 706km/h, bán kính chiến đấu 463km. Tốc độ A-10 nhìn chung là chậm, nhưng đây lại là ưu điểm của nó khi cho phép nó bay ở độ cao thấp, quần vòng nhiều lần để không yểm cho quân ta ở mặt đất. Nguồn ảnh: Wikipedia

Theo mạng Military-Today, A-10 có chiều dài 16,26m, sải cánh 17,53m, cao 4,47m, trọng lượng rỗng 11 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 22,6 tấn. Máy bay trang bị hai động cơ Turbofan TF34-GE100 cho tốc độ bay tối đa 706km/h, bán kính chiến đấu 463km. Tốc độ A-10 nhìn chung là chậm, nhưng đây lại là ưu điểm của nó khi cho phép nó bay ở độ cao thấp, quần vòng nhiều lần để không yểm cho quân ta ở mặt đất. Nguồn ảnh: Wikipedia

Bên cạnh tốc độ thấp, A-10 cũng thiếu radar tác chiến, nhưng bù lại nó được đánh giá là cỗ máy có khả năng sống sót cực tốt. Buồng lái bọc bộ giáp titan có thể kháng cự đạn pháo 23mm. Thậm chí các cuộc thử nghiệm chứng minh buồng lái của A-10 chống được cả đạn pháo 57mm của Liên Xô (cũ). Nguồn ảnh: Wikipedia

Bên cạnh tốc độ thấp, A-10 cũng thiếu radar tác chiến, nhưng bù lại nó được đánh giá là cỗ máy có khả năng sống sót cực tốt. Buồng lái bọc bộ giáp titan có thể kháng cự đạn pháo 23mm. Thậm chí các cuộc thử nghiệm chứng minh buồng lái của A-10 chống được cả đạn pháo 57mm của Liên Xô (cũ). Nguồn ảnh: Wikipedia

 

Về hỏa lực, A-10 có 8 giá treo cho phép triển khia tới 7,2 tấn vũ khí các loại gồm tên lửa, bom và rocket. Tuy nhiên, vũ khí được phi công A-10 ưa thích trong hầu hết các nhiệm vụ là tên lửa không đối đất AGM-65 Maverick có tầm bắn 22km, có thể dùng để phá boongke, hầm ngầm, công sự kiên cố và cả xe tăng, thiết giáp... Nguồn ảnh: Wikipedia

Về hỏa lực, A-10 có 8 giá treo cho phép triển khia tới 7,2 tấn vũ khí các loại gồm tên lửa, bom và rocket. Tuy nhiên, vũ khí được phi công A-10 ưa thích trong hầu hết các nhiệm vụ là tên lửa không đối đất AGM-65 Maverick có tầm bắn 22km, có thể dùng để phá boongke, hầm ngầm, công sự kiên cố và cả xe tăng, thiết giáp... Nguồn ảnh: Wikipedia

Ngoài ra, mũi máy bay còn trang bị khẩu pháo 7 nòng cỡ 30mm GAU-8/A Avenger có khả năng xuyên thủng giáp xe bọc thép hạng nặng. Khẩu pháo này có tốc độ bắn 4.000 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 1,2km. Theo Wikipedia, trong chiến tranh vùng Vịnh, với khẩu pháo này người ta ghi nhận rằng A-10 bắn hạ được cả hai trực thăng của Không quân Iraq. Nguồn ảnh: Wikipedia

Ngoài ra, mũi máy bay còn trang bị khẩu pháo 7 nòng cỡ 30mm GAU-8/A Avenger có khả năng xuyên thủng giáp xe bọc thép hạng nặng. Khẩu pháo này có tốc độ bắn 4.000 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 1,2km. Theo Wikipedia, trong chiến tranh vùng Vịnh, với khẩu pháo này người ta ghi nhận rằng A-10 bắn hạ được cả hai trực thăng của Không quân Iraq. Nguồn ảnh: Wikipedia

Thanh Nga (tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm