Trung Quốc thẳng tay loại biên hàng loạt tiêm kích hạng nặng Su-27
Không quân Trung Quốc đang dần thay thế toàn bộ phi đội tiêm kích chiếm ưu thế trên không hạng nặng Su-27SK và J-11A của mình bằng chiến đấu cơ nội địa J-11B/16.
Tàu sân bay Type 002 Trung Quốc mang số tiêm kích hạm nhiều gấp rưỡi Đô đốc Kuznetsov của Nga / Tính năng đặc biệt của tiêm kích tàng hình F-35I Israel khiến Iran "lạnh gáy"
Hiện tại các tiêm kích Su-27 thuộc lô đầu tiên của Trung Quốc đã được cho loại biên gần hết, trong khi các máy bay nhận sau cũng chuẩn bị nghỉ hưu trước tần suất bay tập tăng cao của phi công nước này.
Vấn đề gây thắc mắc hiện nay đó là tại sao Trung Quốc không tiếp tục đại tu, hiện đại hóa tiêm kích Su-27 như nhiều nước khác đang làm mà lại thẳng tay loại biên?
Vấn đề đầu tiên liên quan đến tuổi khung của máy bay, các tiêm kích Su-27 và cả J-11A được chế tạo với công nghệ cũ khiến thời hạn sử dụng chỉ được 2.000 giờ bay hay tương đương với 100 giờ hoạt động mỗi năm.
Không quân Trung Quốc gần đây đã tăng cường độ huấn luyện cho phi công, mỗi "thợ lái" của họ được bay tới 300 giờ mỗi năm, tức là ngang bằng với không quân Mỹ hay các cường quốc quân sự châu Âu.
Nếu tiếp tục huấn luyện phi công với cường độ cao như trên thì các chiến đấu cơ Su-27 và J-11A có nâng cấp cũng chỉ chịu được 6 - 8 năm là hết niên hạn phục vụ.
Trung Quốc khoe rằng nhờ áp dụng những thành tựu mới nhất, tiêm kích do nước này sản xuất đã vượt qua con số 4.000 giờ bay, một bước cải thiện cực kỳ đáng kể.
Mặc dù còn khoảng cách lớn nếu đặt cạnh tiêm kích phương Tây nhưng con số này đã gấp đôi chiến đấu cơ thế hệ cũ của Nga, đáp ứng yêu cầu về độ an toàn cho phi công luyện tập.
Vấn đề nữa đó là động cơ AL-31F lắp cho Su-27 và J-11A có tuổi khai thác chỉ là 1.000 giờ, chi phí duy trì hoạt động tương đối cao, tiêm kích đời cũ lại không lắp được động cơ nội địa.
Trong khi hiện nay Trung Quốc đã chế tạo được động cơ dành riêng cho tiêm kích nội địa, vì vậy sẽ là không kinh tế nếu mua tiếp động cơ AL-31F từ Nga về để kéo dài thời hạn phục vụ.
Cuối cùng, công nghệ điện tử hàng không của Trung Quốc đã có bước tiến vượt bậc, các máy bay sản xuất mới được lắp radar mảng pha quét chủ động (AESA) nội địa với năng lực áp đảo loại N001 lạc hậu của Su-27.
Trong khi đó hai loại radar này lại không hoán đổi được cho nhau, sẽ là hợp lý hơn nếu đầu tư hoàn toàn vào một dòng tiêm kích mới để nâng cao sức mạnh chiến đấu.
Hiện nay số lượng J-11B của Trung Quốc đã lên tới trên 200 chiếc, trong tương lai quy mô lực lượng không quân nước này còn được mở rộng với khoảng 300 - 400 máy bay J-16 gia nhập biên chế.
Với số lượng tiêm kích nội địa đông đảo và hiện đại hơn hẳn như trên, việc duy trì phi đội Su-27SK/UBK hay J-11A lạc hậu là không cần thiết, bởi vậy việc Trung Quốc loại biên mà không nâng cấp là điều hợp lý.
Theo Việt Dũng/An ninh Thủ đô
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo
Đầu thập niên 1990, Trung Quốc đã đặt hàng tổng cộng hơn 100 tiêm kích chiếm ưu thế trên không hạng nặng Su-27SK/UBK từ Nga và cả linh kiện để lắp ráp phiên bản nội địa J-11, quá trình giao hàng diễn ra từ năm 1992 đến 2007.