Thế giới tuần qua: Ngoại trưởng Nga dự hội nghị G20; Thủ tướng Anh chấp nhận từ chức
Ca mắc COVID-19 toàn cầu tăng gần 30% trong 2 tuần, châu Âu là tâm điểm đợt bùng phát dịch mới / WHO công bố báo cáo nhanh đầu tiên về bệnh đậu mùa khỉ
Xung đột ở Ukraine vẫn là tâm điểm
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã đến đảo Bali của Indonesia hôm 7/7 tham dựcuộc họp cấp ngoại trưởng G20. Đây là cuộc gặp trực tiếp đầu tiên của ông với những người chỉ trích gay gắt nhất chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine.
Cuộc họp của các ngoại trưởng G20 năm nay bị phủ bóng đen do áp lực địa chính trị và cuộc khủng hoảng lương thực vì xung đột ở Ukraine.
An ninh được thắt chặt khi các nhà ngoại giao nước ngoài đến Bali để tham dự cuộc họp, nơi xung đột Nga-Ukraine vẫn làtâm điểm.Bộ trưởng Ngoại giao Australia Penny Wong cho biết nước này và "các quốc gia cùng chí hướng" sẽ sử dụng cuộc họp G20 để nêu bật tác động của cuộc xung đột.
Bộ Ngoại giao Nga hôm 8/7 cho biết nhiều đối tác của Nga tại cuộc họp G20 đã ra dấu hiệu rằng việc cô lập Moskvalà không thể chấp nhận được.
Hãng thông tấn Nga TASS dẫn tuyên bố của bộ trên nêu rõ: "Đã có những đánh giá tỉnh táo về nguyên nhân khách quan của các cú sốc kinh tế có bản chất đa yếu tố, bao gồm lạm phát do phương Tây kích động trong bối cảnh đại dịch COVID-19, tình trạng bất ổn của chuỗi cung ứng xuyên biên giới và leo thang tình hình địa chính trị".
Theo Bộ Ngoại giao Nga, hội nghịchú ý đặc biệtvào hai vấn đề chính: tăng cường hợp tác đa phương giữa các quốc gia và ứng phó chung với các thách thức trong lĩnh vực an ninh năng lượng và lương thực.
Ngoại trưởng Lavrov cũng đã lên kế hoạch gặp một số người đồng cấp G20 bên lề hội nghị, nhưng các bộ trưởng Annalena Baerbock của Đức và Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã bác bỏ có các cuộc gặp riêng với Ngoại trưởng Lavrov. Ông Lavrov cho biết Moskva không phải là bên cắt đứt quan hệ với Mỹ, đồng thời đề cập đến khả năng tổ chức một cuộc gặp giữa đại diện Nga và Mỹ trong bối cảnh căng thẳng xung quanh cuộc xung đột tại Ukraine.
Mặc dù vậy, ông Lavrov cũng đã có cuộc gặp song phương với người đồng cấpTrung Quốc Vương Nghị. Tại cuộc gặp, ông Vương Nghị khẳng định nước này và Nga duy trì trao đổi bình thường và thúc đẩy hợp tác trong một loạt lĩnh vực, đồng thời gạt bỏ mọi "sự can thiệp" sang một bên. Ông Vương Nghị nhấn mạnh rằng Bắc Kinh sẽ ủng hộ tất cả nỗ lực giúp giải quyết hòa bình cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Trước đó, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã dừng chân ở nhiều thủ đô châu Á khác nhau trên đường tới Bali, kêu gọi sự ủng hộ và củng cố mối quan hệ của họ trong khu vực ngay trước thềm cuộc hội đàm.
Mỹ và các đồng minh đã tìm cách trừng phạt Tổng thống Nga Vladimir Putin theo nhiều cách, bao gồm cả việc đe dọa tẩy chay hội nghị thượng đỉnh G20 ở Bali vào tháng 11/2022. Vì vậy, với tư cách là Chủ tịch G20 năm nay, Indonesia đã bị buộc phải đóng một vai trò mang tính xây dựng hơn trên trường quốc tế thay vì chỉ đóng vai trò là “nhà tổ chức sự kiện”. Nước này đã tìm cách giữ thái độ trung lập trong việc phản ứng với chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine và Tổng thống Joko Widodo đã tỏ ra thận trọng trong các bình luận của mình.
Cuộc khủng hoảng chính trị tại Anh
Thủ tướng Anh Boris Johnson ngày 7/7 đã tuyên bố từ chức sau những"sóng gió" trênchính trường nước Anh khi có tới hơn 50 quan chức rời chính phủ.Quyết định từ chức trên kết thúc 3 năm cầm quyền đầy biến động của một trong những vị thủ tướng gây tranh cãi nhất trong lịch sử hiện đại nước Anh.
Tiếp nhận chức Thủ tướng từ người tiền nhiệm Theresa May hồi tháng 7/2019 với "di sản" là một nước Anh chia rẽ và bế tắc hơn bao giờ hết vì Brexit (Anh rời EU), ông Johnson đã lãnh đạo đảng Bảo thủ giành chiến thắng lịch sử trong cuộc tổng tuyển cử cuối năm 2019 và lãnh đạo chiến dịch bỏ phiếu thành công đưa Anh chính thức rời EU năm 2020.
Ông Johnson cũng điều hành nước Anh vượt qua đại dịch COVID-19 với một chương trình tiêm chủng đi đầu thế giới.Tuy nhiên, thời gian đương nhiệm của Thủ tướng Johnson cũng chứng kiến cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt tại Anh với tỷ lệ lạm phát đạt mức cao kỷ lục trong vòng 40 năm.
Sự nghiệp chính trị của Thủ tướng Johnson kết thúc sau một chuỗi bê bối của cá nhân ông và chính phủ do ông điều hành, khiến đảng Bảo thủ và các thành viên Nội các "quay lưng" với nhà lãnh đạo này.
Sự kiện xem như "mở màn" dẫn tới sự nghiệp chính trị của ông Johnson sụp đổ là việc nghị sĩ Christopher Pincher từ chức ngày 30/6 do những cáo buộc về hành vi quấy rối tình dục.Ngày 5/7, Thủ tướng Johnson phải lên truyền hình xin lỗi về việc "bổ nhiệm ông Pincher mặc dù đã được thông báo về vụ việc".
Đâyđược coi là "giọt nước tràn ly"khiến Bộ trưởng Tài chính Rishi Sunak và Bộ trưởng Y tế Sajid Javid ngay sau đó đã từ chức với lý do không thể chấp nhận những bê bối trong chính phủ trong nhiều tháng qua, kéo theo hàng loạt những tuyên bố từ chức của các thành viên chính phủ khác trong những ngày tiếp theo.
Giáo sư Iain Begg, chuyên gia chính trị tại Viện Kinh tế và Khoa học Chính trị châu Âu (LSE) của Trường Kinh tế London, bình luận: "Đây có vẻ như là sự khởi đầu cho dấu chấm hết của ôngBoris Johnson. Ông ấy đã mất 2 trong số các bộ trưởng, những người được đánh giá là một trong những cá nhân có năng lực nhất trong nội các, những người có phẩm chất sẽ được các nhà lãnh đạo tiềm năng khác chấp nhận”.
Trước đó, vào tháng 4, ông Johnson trở thành Thủ tướng đương nhiệm đầu tiên của Anh bị cảnh sát phạt do vi phạm các quy định phòng dịch COVID-19 khi tham dự các bữa tiệc tại Văn phòng Thủ tướng trong thời gian Anh đang áp lệnh phong tỏa năm ngoái.
Những bê bối đãkhiến Thủ tướng Johnson phải đối mặt với cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm trong nội bộ đảng Bảo thủ vào đầu tháng 6. Mặc dù vượt qua cuộc bỏ phiếu, nhưng tỷ lệ nghị sĩ bỏ phiếu chống lại ông Johnson lên tới hơn 40%.
Vụ việc cũng làm suy giảm nghiêm trọng uy tín của đảng cầm quyền, được cho là một trong những nguyên nhân khiến đảng Bảo thủ mất hàng trăm ghế vào tay Công đảng đối lập tại cuộc bầu cử địa phương hồi tháng 5.
Tóm lại, bất kỳ ai kế nhiệm ông Johnson sẽ phải tìm cách khôi phục uy tíncủa đảng Bảo thủ. Một số cuộc thăm dò cho thấy, nếu một cuộc bầu cử được tổ chức vào thời điểm nàythì đảng Bảo thủ sẽ thua và Công đảng Anh sẽ thành lập chính phủ mới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo