Quốc tế

Thủy quân lục chiến Mỹ vận hành F-35C kiểu gì?

Phi đội tiêm kích tàng hình F-35C có khả năng hoạt động trên tàu sân bay đầu tiên của Thủy quân lục chiến đã đạt khả năng hoạt động ban đầu.

Nhật Bản lắp đặt radar thế hệ mới trên các tàu khu trục / Ukraine gián đoạn cung cấp súng máy cho Thổ Nhĩ Kỳ

Phi đội Máy bay Chiến đấu Thủy quân lục chiến (VMFA) 314 là phi đội Thủy quân lục chiến đầu tiên chuyển đổi sang biến thể F-35C của Máy bay Chiến đấu Tấn công Liên hợp sau khi cho nghỉ hưu các máy bay phản lực F/A-18A/C Hornet cũ và nhận những chiếc F-35 đầu tiên vào đầu năm 2020.

Thuy quan luc chien My van hanh F-35C kieu gi?
F-35C hạ cánh với cáp hãm đà.

Theo Trung tá Cedar Hinton, Chỉ huy Phi đội số 314 thuộc Không đoàn số 3 của Thủy quân lục chiến Mỹ, sự kiện này đánh dấu một cột mốc quan trọng trong chương trình tiêm kích tiến công kết hợp JSF F-35 của quân đội Mỹ nói chung.

Hồi đầu năm 2019, F-35C đã nhận được chứng nhận Khả năng hoạt động ban đầu (IOC). Điều đó có nghĩa là biến thể này có thể thực hiện nhiệm vụ trên tàu sân bay.

Tiêm kích F-35C là phiên bản thiết kế hoạt động trên tàu sân bay. Về cơ bản, tiêm kích F-35C giống phiên bản tiêu chuẩn F-35A nhưng có kích thước cánh lớn hơn và có thể gập lại. Máy bay bổ sung thêm móc đuôi và khung được gia cố để phù hợp với hoạt động trên tàu sân bay.

Một điểm nổi trội của tiêm kích F-35C là dự trữ nhiên liệu của nó lên tới gần 9 tấn, lớn nhất trong ba biến thể F-35, và nhiều hơn 46% so với các máy bay chiến đấu tàng hình khác.

Về vũ khí, máy bay có thể mang theo 2 tên lửa không đối không và 2 quả bom GBU-31 trong lượng 900kg. Máy bay có thể đạt tốc độ lên tới 1.960km/h, tầm bay 2.800km, bán kính tác chiến 1.390km.

 

Trong 3 phiên bản của tiêm kích F-35 thì phiên bản hải quân có tiến độ đưa vào sử dụng chậm nhất. Phiên bản này gặp khá nhiều vấn đề kỹ thuật khi đưa vào thử nghiệm trên tàu sân bay.

Thuy quan luc chien My van hanh F-35C kieu gi?
Tiêm kích F-35C cất cánh bằng máy phóng.

Trước khi được biên chế tiêm kích F-35C, Thủy quân lục chiến Mỹ đã khai thác tiêm kích F-35B (có khả năng cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng), được sản xuất dành riêng cho lực lượng này, từ năm 2015.

Chuyên gia Gidget Fuentes của USNI News thắc mắc rằng, không rõ lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ vận hành F-35C kiểu gì khi trang bị của họ là đội tàu tấn công đổ bộ được coi là tàu sân bay cỡ nhỏ nhưng chúng lại không có cáp hãm đà và bệ phóng để F-35C có thể hoạt động.

Nếu thực hiện hoán cải để những chiếc tàu này có thể thành tàu sân bay đây sẽ là công việc rất tốn kém và mất nhiều thời gian nhưng chưa chắc đã hiệu quả bởi sàn đáp có diện tích không đủ và đường băng không đủ dài để F-35C có thể cất cánh.

Chính vì vậy, phương án vận hành khả thi của F-35C thuộc Thủy quân lục chiến được vị chuyên gia này đưa ra đó là hoạt động tại căn cứ trên đất liền, tức là chúng sẽ cất và hạ cánh như phiên bản thông thường F-35A.

 

Cùng với việc được tiếp nhận F-35C, Nhóm tác chiến Không quân Thủy quân Lục chiến Mỹ vừa tiếp nhận những máy bay trực thăng vận tải đa dụng Bell UH-1Y Venom tiên tiến.

Được biết số phương tiện trên đã là đợt giao hàng cuối cùng dành cho Lính thủy đánh bộ Mỹ, chấm dứt một kỷ nguyên lịch sử của phương tiện đã tham chiến và được sản xuất với số lượng cực lớn suốt từ thời kỳ Chiến tranh Việt Nam này.

Theo đánh giá từ các chuyên gia quân sự, mặc dù ngừng sản xuất nhưng UH-1Y Venom vẫn là đỉnh cao của dòng trực thăng đa dụng hạng nhẹ triển khai trên tàu đổ bộ tấn công, chưa có đối thủ tương xứng trên toàn cầu.

Dự kiến trong thời gian tới, Thủy quân Lục chiến Mỹ sẽ được trang bị một loại máy bay lên thẳng tương lai có tính năng tàng hình và đa năng hơn so với chiếc UH-1Y. Nhưng từ giờ đến thời điểm đó, UH-1Y vẫn là dòng trực thăng đa dụng chủ lực của lực lượng này.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm