Quốc tế

Tiêm kích F-35 được giao nhiệm vụ đánh chặn tên lửa đạn đạo

Theo kế hoạch của Lầu Năm Góc, phi đội tiêm kích F-35 của nước này sẽ trở thành một phần trong các lực lượng phòng thủ tên lửa đạn đạo liên lục địa bảo vệ nước Mỹ từ xa.

Tính năng chiến đấu đáng gờm của súng trường Galil ACE / Tên lửa không đối không AIM-120: Sát thủ diệt chiến đấu cơ của Mỹ

Tuần trước, Lầu Năm Góc đã công bố kế hoạch Chiến lược phòng thủ tên lửa mới. Theo bản kế hoạch này cho thấy máy bay F-35 có thể sẽ được triển khai để đánh chặn tên lửa đạn đạo liên lục địa.
Hiện có 44 máy bay được triển khai cho lực lượng GBIs (Lực lượng đánh chặn mặt đất) tại các căn cứ không quân Alaska và California. Và các tên lửa đánh chặn SM-3 Block IIA mới được biên chế trên các chiến hạm trang bị hệ thống phòng thủ Aegis tối tân, cũng sẽ được trang bị cho lực lượng phi cơ đánh chặn nói trên. Cùng với các hệ thống cảnh báo sớm được đặt trên khắp thế giới và cả trong không gian, chiến lược phòng thủ tên lửa mới này hy vọng có thể ngăn ngừa các cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo liên lục địa từ các lực lượng đối địch.
Tiem kich F-35 duoc giao nhiem vu danh chan ten lua dan dao
F-35 đã được biên chế trong không quân Hoa Kỳ (Ảnh USAF)

Theo đánh giá chung, các máy bay F-35 được bổ sung cho GBIs sẽ là lực lượng nòng cốt cho việc chống lại các mối đe dọa bằng ICBM đối với Hoa Kỳ. Các tên lửa SM-3 tiên tiến được trang bị trên F-35 sẽ giúp cho GBI đối phó với các nguy cơ đến từ các tên lửa đạn đạo tầm xa hay các tên lửa có thể mang theo nhiều đầu đạn.
Lầu Năm Góc cũng đang nghiên cứu khả năng sử dụng SM-3 để đánh chặn ICBM và thử nghiệm đầu tiền sẽ được triển khai trong năm sau. Theo đó, các cảm biến và liên kết dữ liệu về các vụ phóng tên lửa và đường đi của tên lửa tấn công sẽ được đồng bộ hóa trên F-35 và sở Chỉ huy.
Cùng với đó, nhằm mở rộng hệ thống phòng thủ chống ICBM tầm xa của mình, các tên lửa SM-3 không chỉ được bố trí triển khai trên không mà trong tương lai gần các tên lửa này cũng sẽ được tăng cường triển khai trên đất liền. Dự kiến đến năm 2022. lực lượng tàu trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis sẽ được nâng lên lên 60 tàu so với 38 tàu trong thời điểm hiện tại.
Hệ thống phòng thủ được gắn trên F-35 có lợi thế hơn các hệ thống trên mặt đất và trên biển ở chỗ, chúng có thể tấn công các tên lửa tầm xa ngay khi chúng rời bệ phóng trong khoảng từ 3 đến 5 phút đầu tiên thuộc giai đoạn tăng tốc - thời điểm được coi là dễ tấn công nhất. Khi đó các tên lửa này chưa triển khai các biện pháp đánh lạc hướng và mồi nhử chống lại hệ thống đánh chặn. Báo cáo cho biết, máy bay chiến thuật F-35 Lightning II có hệ thống cảm biến phát hiện các dấu vết hồng ngoại của tên lửa và từ đó hệ thống xử lý thông tin có thể giúp F-35 xác định chính xác vị trí các tên lửa tấn công.
F-35 cũng sẽ truyền dữ liệu thám sát cho các đơn vị chỉ huy tác chiến và các đơn vị chiến đấu tiền phương thông qua hệ thống mạng chia sẻ dữ liệu. Hiện tại, F-35 có thể bám bắt và tiêu diệt dễ dàng các tên lửa hành trình của đối phương, trong tương lai không xa với một tên lửa đánh chặn mới hoặc tên lửa được nâng cấp để bắn hạ ngay trong giai đoạn tăng tốc của tên lửa đạn đạo. Với khả năng cơ động, nhanh chóng được triển khai tới các điểm nóng quân sự, đây sẽ là niềm hy vọng mới cho khả năng phòng thủ chủ động của Hoa Kỳ, cũng như các hoạt động tấn công phủ đầu.
Bộ Quốc phòng và Cơ quan phòng thủ tên lửa (MDA) của Không quân Mỹ sẽ có 6 tháng để báo cáo lại kết quả của việc tích hợp hệ thống phòng thủ tên lửa lên F-35. MDA và Bộ tư lệnh phương Bắc có 6 tháng đưa ra các kế hoạch tăng tốc triển khai các cảm biến nhận diện và theo dõi các mối đe dọa tên lửa, kể các loại tên lửa hành trình siêu thanh mới sắp được triển khai của Nga và Trung Quốc.
Có một vấn đề không được đề cập tới trong báo cáo này là việc sử dụng tên lửa SM-3 nâng cấp trong việc chống vệ tinh trong tương lai. Điều mà không quân Mỹ đã thực hiện hồi năm 1985 với máy bay F-15 và tên lửa ASM-135.
Vũ khí - khí tài
Theo vov.vn
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm