Tiêm kích F-35 hạ giá bán, các nước Trung Đông "xếp hàng" chờ mua
Theo thông báo của các phương tiện truyền thông Mỹ, giá bán máy bay chiến đấu thế hệ 5 F-35 đã xuống dưới 78 triệu USD, thấp hơn cả giá của một số máy bay thế hệ thứ tư; với giá bán như vậy, FC-31 của Trung Quốc và Su-57 của Nga khó có cửa cạnh tranh.
Lá chắn S-400 của Nga "bắt bài" tiêm kích tàng hình F-35 của Mỹ? / Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố tiêm kích Su-57 Nga không thể thay thế F-35 Mỹ
Theo "tiêu chuẩn" của Mỹ, quốc gia nào đã "trót" mua vũ khí với Nga thì sẽ không được mua F-35, ví dụ như Thổ Nhĩ Kỳ chẳng hạn. Nếu áp "tiêu chuẩn" đó, thì Mỹ cũng khó bán loại máy bay này ở Trung Đông, vì nhiều quốc gia ở đây, trước đó ít nhiều đều mua vũ khí của Nga.
Tuy nhiên, Mỹ không thể bỏ qua khu vực giàu có và là khách hàng vũ khí lớn của Mỹ; hiện Mỹ đang có kế hoạch bán máy bay chiến đấu F-35 cho các quốc gia tiềm năng ở Trung Đông.
Do Thổ Nhĩ Kỳ đã mua tên lửa phòng không S-400 của Nga, nên Mỹ đã rút Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi các quốc gia cung ứng linh kiện cho F-35 và không bán máy bay chiến đấu F-35 cho nước này; đây là cơ hội cho Su-57 của Nga và FC-31 của Trung Quốc thâm nhập thị trường vũ khí "béo bở" này.
Tuy nhiên, do giá của máy bay F-35 xuống thấp, các quốc gia Trung Đông khác có thể sẽ không xem xét mua Su-57E (phiên bản xuất khẩu của Su-57), hay FC-31; vì hai loại máy bay kém hơn máy bay chiến đấu F-35 về tính năng, nhưng giá lại đắt hơn.
Theo tính toán của nhà sản xuất máy bay F-35 Lockheed Martin, số máy bay F-35 dự kiến sẽ bán được khoảng 3.200 chiếc trên toàn thế giới. Nhưng do giá của loại máy bay này giảm, nhiều quốc gia cũng háo hức mua F-35, khiến doanh số trong tương lai của F-35 dự kiến sẽ đạt hơn 4.200 chiếc.
Trên thực tế, UAE, Arab Saudi và Qatar đều đã xếp hàng đặt mua máy bay F-35; tuy nhiên trong tương lai gần, các quốc gia này khó có thể mua ngay được máy bay F-35, vì hầu hết các quốc gia Trung Đông này đã mua vũ khí Nga. Nếu trong thời điểm này, Mỹ bán ngay máy bay F-35 cho các quốc gia Trung Đông trên, vấn đề này sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ. Với những rủi ro to lớn có thể xảy ra, hành động như vậy có khả năng làm Mỹ mất đi đồng minh quan trọng Thổ Nhĩ Kỳ.
Do đó, Mỹ không thể bán chiến đấu cơ F-35 cho một số quốc gia Trung Đông trong tương lai gần; vì phần lớn các nước Trung Đông đã mua vũ khí do Nga sản xuất; như UAE đã mua tên lửa phòng không Pantsir-S1 của Nga, số lượng vũ khí Nga được các nước khác mua cũng rất đáng kể.
Nếu Mỹ muốn tạo vòng vây bằng máy bay chiến đấu F-35 bao quanh Iran, thì không thể hoàn thành trong thời gian ngắn, do bị bó buộc bởi chính những chính sách do Mỹ tạo ra.
Việc trang bị đồng loạt máy bay chiến đấu Su-57 của Nga (thậm chí là cho cả Iran), cũng như J-20 và FC-31 của Trung Quốc, không thể tạo thành cán cân so với Mỹ và các quốc gia khác trang bị F-35; đây là một tình huống tồi tệ đối với Nga, Trung Quốc và Iran. Sau khi tất cả các quốc gia được trang bị máy bay chiến đấu F-35, khoảng cách quân sự giữa các đồng minh và không phải đồng minh của Mỹ với Nga, Trung Quốc và Iran thậm chí còn rõ ràng hơn.
Được biết máy bay chiến đấu F-35 được trang bị hệ thống mã hóa nghiêm ngặt nhất của quân đội Mỹ, nên ngay cả khi nó được bán cho các quốc gia khác, Mỹ cũng không cần phải lo lắng về việc rò rỉ những bí mật quân sự.
Một số chuyên gia cho rằng, Mỹ hiện muốn thay thế phần lớn máy bay thế hệ 4 của họ bằng máy bay chiến đấu F-35; việc này đồng thời cũng kích thích các quốc gia khác trên thế giới tin tưởng mua sắm loại máy bay này; như vậy F-35 sẽ trở thành loại máy bay chiến đấu phổ biến nhất trên thế giới.
Đây cũng là môi trường tiềm năng để nhiều quốc gia không phải là đồng minh của Mỹ tiếp cận để có được loại máy bay chiến đấu tiên tiến này, ví dụ như Sigapore là quốc gia Đông Nam Á đầu tiên sở hữu F-35.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo