Quốc tế

Tiêm kích tàng hình của Nhật Bản sẽ mạnh hơn F-35

Với những công nghệ tối tân được ứng dụng, tiêm kích tàng hình do Nhật phát triển với sự hợp tác của nước ngoài có sức mạnh vượt cả F-35 của Mỹ.

Tiêm kích MiG-29MU2 của Ukraine được Ba Lan khen ngợi và kêu gọi học hỏi: Có gì đặc biệt? / Tiêm kích Su-35 Nga gặp "rắc rối" lớn với khách hàng quen ở Đông Nam Á

Theo Jane's, Nhật Bản đã từ chối các phương án thiết kế máy bay chiến đấu thế hệ mới từ công ty Lockheed Martin, Boeing, Northrop Grumman của Mỹ và BAE Systems của Anh, đồng thời hy vọng sẽ tự mình phát triển nhưng vẫn cần sự hợp tác của các cường quốc hàng không quân sự.

Tiem kich tang hinh Nhat se manh hon F-35
Tiêm kích F-35 và F-2 Nhật Bản.

Việc Nhật từ chối thiết kế thiết kế máy bay thế hệ mới của những nhà thầu trên do chúng "được coi là không đáp ứng nhu cầu của không quân nước này. "Tại thời điểm này, Bộ Quốc phòng Nhật Bản chưa đưa ra quyết định nào đối với thiết kế thân máy bay", Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Taro Kono nói.

Giới chuyên gia cho rằng, nguyên nhân thực sự của vấn đề đó là Nhật Bản mong muốn các nhà thầu trong nước sẽ là người chủ đạo trong quá trình phát triển máy bay chiến đấu thế hệ mới, các công ty nước ngoài chỉ cung cấp các thành phần của máy bay để Nhật Bản không phải phụ thuộc quá nhiều vào các kỹ thuật từ nước ngoài.

Hiện Nhật Bản đang thăm dò việc cùng hợp tác với cả Mỹ và Anh để phát triển máy bay chiến đấu thế hệ mới, nhưng phải dưới tiền đề là Nhật Bản làm chủ đạo trong việc phát triển. Dự kiến, đến cuối năm 2020 Bộ Quốc phòng Nhật Bản sẽ lựa chọn đối tác hiệu quả.

Theo yêu cầu của Nhật Bản, chiến đấu cơ thế hệ mới phải được thiết kế để cho hiệu suất hoạt động vượt trội ở 4 đặc điểm bao gồm: khả năng tàng hình trước radar, bay ở tốc độ siêu âm, khả năng linh hoạt và chứa nhiều hệ thống điện tử hàng không tổng hợp.

Về khả năng tàng hình, thân máy bay được làm bởi các vật liệu hấp thụ sóng âm, khiến nó giảm được mức độ phản xạ với radar. Ngoài ra, chiếc máy bay này cũng loại bỏ được các tín hiệu ánh sáng, tín hiệu điện, tín hiệu nhiệt và tiếng ồn nhằm giảm thiểu tối đa khả năng bị phát hiện.

 

Tiêm kích mới được trang bị 2 động cơ phản lực cánh quạt đốt sau có lực đẩy trên 15 tấn và kết hợp nhiều vật liệu tổng hợp cách nhiệt.

Chiến đấu cơ được thiết kế đơn giản để hoạt động đa nhiệm với cánh máy bay hình kim cương và mượn một vài đặc điểm ngoại hình ưu việt của các máy bay Mỹ với hốc lấy gió giống với X-32 và đuôi máy bay hình chữ Y giống với YF-23.

Hệ thống điện tử hàng không của dòng máy bay này bao gồm một radar mảng pha điện tử chủ động hiệu suất cao, các hệ thống tác chiến điện tử và các cảm biến RF đa nhiệm trong khi tất cả hệ thống dây điện sử dụng trong máy bay đều là sợi cáp quang nhằm giúp cho việc truyền tín hiệu nhanh và mạnh hơn.

"Nếu những yêu cầu trên được ứng dụng vào máy bay chiến đấu mới của Nhật Bản thì dòng tiêm kích này sẽ tiên tiến hơn chiến đấu tàng hình F-22 và F-35 của Mỹ và có thể đạt được trình độ tương đương với máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo Mỹ đang nghiên cứu phát triển", chuyên gia của Jane's nhận định.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm