Tiết lộ chấn động: Tên lửa chống hạm Kalibr không thể bắn chính xác ngoài cự ly 40 km
Mỹ ra hạn chót cho Thổ Nhĩ Kỳ rút khỏi thương vụ mua S-400 với Nga / Sau 28 năm, vừa có thêm 10 vạn khẩu AK-74M ra đời
Hiện nay, Hải quân Nga đang từng bước trang bị tên lửa hành trình chống hạm siêu âm 3M-54 Kalibr cho nhiều tàu chiến thế hệ mới của mình, với tầm bắn tối đa 600 km, vận tốc lớn nhất Mach 3. Đây được cho là vũ khí giúp chiến hạm Nga đánh bại mọi đối thủ trên thế giới.
Tuy nhiên, thực tế có phải đơn giản như vậy, tàu chiến phương Tây trang bị đạn chống hạm tầm 180 km chỉ có thể trở thành "mồi ngon" của Hải quân Nga?
Khác với phiên bản đối đất chỉ cần nhập dữ liệu tọa độ mục tiêu rồi "phóng và quên", phiên bản đối hạm yêu cầu radar trên tàu phóng phải nhìn rõ mục tiêu để dẫn đường cho đạn tiếp cận ở quỹ đạo bay thật thấp nhằm phát huy tối đa tính bí mật.
Nhưng cần phải nhớ rằng các đài radar hỏa lực hiện nay đều bị giới hạn bởi đường chân trời vô tuyến điện từ. Chúng không thể nhìn thấy đối phương từ cự ly quá 40 km do chịu ảnh hưởng từ độ cong của trái đất.
Nhằm khắc phục nhược điểm này, Nga lắp đặt cho một số chiến hạm radar sóng dài có khả năng thu sóng nhờ hiện tượng phản xạ tầng điện ly. Nhờ đó, có thể xuyên thủng đường chân trời vô tuyến điện từ.
Mặc dù vậy độ chính xác của chúng lại quá kém, do sóng radar bị phản xạ lại nhiều lần nên tín hiệu rất mờ nhạt. Ước tính, đài Mineral-ME chỉ xác định được mục tiêu là khu trục hạm 10.000 tấn ở đâu đó trong một ô vuông có cạnh là 2 km ở ngoài đường chân trời mà thôi.
Họ tên lửa hành trình Kalibr của Hải quân Nga
Như vậy, nếu bắn tên lửa căn cứ vào dữ liệu trên, đạn sẽ phải bay kịch trần đề đầu dò radar chủ động có thể nhìn thấy đối phương (vì radar trên tàu mẹ không xác định được chính xác tọa độ). Cần lưu ý thêm rằng, góc quét của đầu dò này rất hẹp, nếu bay bám biển thì có nguy cơ bắn trượt cực cao.
Trường hợp giả định là tàu chiến Nga gặp phải khu trục hạm Arleigh Burke. Nhờ trang bị tên lửa phòng không SM-2/6 tầm bắn hàng trăm km kết hợp radar mảng pha chủ động AN/SPY-1D có cự ly trinh sát trên 300 km, nó sẽ dễ dàng bắn hạ đạn 3M-54 khi đó đang bay ở vận tốc Mach 0,8 và trên độ cao lớn từ rất xa.
Để khẳng định thêm về nhược điểm này, Đại tá Konstantin Sivkov, Tiến sĩ Khoa học quân sự, Viện sĩ Viện Hàn lâm pháo binh và tên lửa Nga khi đề cập đến khả năng Hải quân Nga có thể đương đầu với cụm tác chiến tàu sân bay của Mỹ hay không đã đưa ra các thông tin so sánh rất đáng chú ý.
Đại tá Konstantin Sivkov cho biết, khả năng tiến hành trinh sát của chính bản thân cụm tàu Nga gồm một tàu tuần dương mang tên lửa và 1 đến 3 tàu bảo vệ chỉ hạn chế trong giới hạn đường chân trời sóng vô tuyến, có nghĩa là chỉ vài chục km.
Các máy bay lên thẳng trên tàu không mấy thích hợp cho việc phát hiện đối phương trên các khu vực có diện tích lớn do số lượng các máy bay như vậy trên tàu rất ít (tối đa là 2 máy bay lên thẳng trên một tàu lớn) và bán kính hoạt động hạn chế. Chúng chỉ hoạt động hiệu quả khi chỉ mục tiêu - nhưng ở cự ly vừa phải và như vậy không tận dụng hết tầm bắn của tên lửa.
Tàu hộ vệ Dagestan lớp Gepard của Hải quân Nga phóng tên lửa Kalibr
Như vậy, chính bản thân chuyên gia đầu ngành của Hải quân Nga đã phải khẳng định rằng trong điều kiện tác chiến thực tế họ không có khả năng bắn chính xác mục tiêu cố định ở ngoài đường chân trời vô tuyến điện từ vì không xác định được đối phương ở tầm xa đến vậy.
Nhược điểm này thực ra rất dễ giải thích do Hải quân Nga không có máy bay chỉ huy cảnh báo sớm trên không kiểu E-2 Hawkeye của Mỹ, trong khi phải trông cậy hoàn toàn vào radar trên tàu mặt nước.
Với hạn chế như trên, các tên lửa tầm như như Kalibr, Oniks muốn bắn chính xác ở tầm bắn tối đa là không thể, đúng như những gì chuyên gia Nga đã kết luận. Chiến thuật bầy sói hay dẫn đường vệ tinh chỉ có giá trị trong lý thuyết, khó mà phát huy hiệu quả trong thực chiến.
End of content
Không có tin nào tiếp theo