Israel hạ thủy hộ vệ hạm mạnh nhất từ trước tới nay
Theo truyền thông Israel, Hải quân Israel đã hạ thủy hộ vệ hạm lớn nhất từ trước tới nay của lực lượng tại cảng Kiel, Đức. Đây cũng là tàu đầu tiên trong lớp tàu hộ vệ Sa'ar 6 của Israel.
Trung Quốc 'lạnh gáy' trước viễn cảnh tàu chiến ven bờ Mỹ mang tiêm kích tàng hình F-35B / Bí ẩn lý do tàu chiến Anh đưa 3.000 quân đến biển Baltic
Theo chương trình hợp tác quốc phòng giữa Israel và Đức, tàu đầu tiên của lớp hộ vệ hạm Sa'ar 6 được khởi đóng từ năm 2015 dựa trên thiết kế lớp hộ vệ hạm Braunschweig của Hải quân Đức. Nguồn ảnh: Sina.
So với hộ vệ hạm Braunschweig của Đức, hộ vệ hạm Sa'ar 6 của Hải quân Israel sẽ có những thay đổi nhất định. Trong đó quan trọng nhất đó là toàn bộ hệ thống cảm biến và tên lửa sẽ được Israel thiết kế riêng, dựa theo hệ thống có sẵn mà quân đội nước này đang sử dụng. Nguồn ảnh: Sina.
Tất cả bốn tàu hộ vệ Sa'ar 6 sẽ được đóng mới tại cảng Kiel, Đức. Trong đó chiếc đầu tiên đã được hạ thuỷ vào hồi tuần trước. Giá trị ước tính của mỗi hộ vệ hạm này vào khoảng 480 triệu USD và Israel sẽ chi trả 2/3, 1/3 còn lại sẽ được Đức cho vay giống như cách hai nước hợp tác trong chương trình đóng tàu ngầm lớp Dolphin. Nguồn ảnh: Sina.
Hộ vệ hạm đời mới của Israel có độ giãn nước chỉ 2000 tấn kèm theo đó là chiều dài 90 mét. Tàu được trang bị hệ thống radar lợi EL/M-2248 do Israel tự sản xuất kết hợp với tên lửa Barak 8 cũng do nước này tự thiết kế. Nguồn ảnh: Sina.
Nhiều thông tin cho rằng hộ vệ hạm của Israel sẽ được trang bị cả hệ thống "Vòm Sắt" độc nhất vô nhị được Israel phát triển cho lực lượng hải quân. Nguồn ảnh: Sina.
Các khinh hạm này của Israel cũng được trang bị một khẩu hải pháo 76mm kèm theo đó là 2 tổ hợp pháo tự động Typhoon cũng do Israel sản xuất. Tàu có tổng cộng 32 giếng phóng thẳng đứng tương thích với các tên lửa Barak 8. Nguồn ảnh: Sina.
Theo thông tin được truyền thông Israel đăng tải, các tàu hộ vệ Sa'ar 6 tương lai sẽ được sử dụng vào nhiệm vụ bảo vệ các giàn khoan dầu của nước này trên vùng biển thuộc thềm lục địa của Israel. Nguồn ảnh: Sina.
Cận cảnh thiết kế của tàu Sa'ar 6 do Đức và Israel cùng hợp tác phát triển. Các thông số chi tiết về hệ thống động cơ, khả năng cơ động của Sa'ar 6 vẫn chưa được tiết lộ. Nguồn ảnh: Sina.
Tàu được cho là có một sàn đỗ trực thăng tiếp nhận được trực thăng SH-60 nhưng dường như Sa'ar 6 lại không có thiết kế nhà chứa máy bay. Nguồn ảnh: Sina.
Theo kienthuc.net.vn
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo