Quốc tế

Tiết lộ "sốc" về sức công phá của bom H Triều Tiên

Sức công phá của bom H được Triều Tiên thử nghiệm hồi năm 2017 được cho mạnh gấp 17 lần so với quả bom hạt nhân mà Mỹ thả xuống thành phố Hiroshima vào năm 1945.

Israel tung bằng chứng Syria thiệt hại nặng sau vụ không kích / Triều Tiên và Nga thúc đẩy hợp tác chiến lược

Sputnik đưa tin, theo ước tính ban đầu, sức công phá của quả bom nhiệt hạch hay còn gọi là bom H mà Triều Tiên thử nghiệm vào ngày 3/9/2017 là từ 50.000 - 70.000 kiloton. Sau đó, một số báo cáo cho rằng, sức công phá của bom H phải lên tới 400.000 kiloton.

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un thị sát một loại vũ khí do nước này sản xuất. (Ảnh: AP)

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un thị sát một loại vũ khí do nước này sản xuất. (Ảnh: AP)

Song theo ước tính mới nhất dựa vào sựdịch chuyển mặt đấttừ hình ảnh vệ tinh của Tổ chức Nghiên cứu Không gian Ấn Độ (ISRO), sức công phá từ quả bom mà Triều Tiên thử nghiệm là từ 245.000 - 271.000 kiloton.

Nói cách khác, với sức công phá như trên, bom H của Triều Tiên mạnh gấp 17 lần so với quả bom nguyên tử có tên “Little Boy” mà Mỹ đã thả xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản hồi tháng 8/1945.

Nhưng so với bom H từng được Mỹ thử nghiệm thì bom H của Triều Tiên "chưa là gì". Cụ thể, Mỹ từng thử nghiệm lần đầu tiên một quả bom H vào năm 1952 với sức công phá lên tới 10,2 megaton, mạnh gấp 700 lần so với “Little Boy".

Đây là kết luận của một nhóm nhà khoa học của Trung tâm Ứng dụng Không gian thuộc ISRO do Tiến sĩ K. M. Sreejith dẫn đầu và công bố trên tạp chíGeophysical Journal International của Anh.

Trước đó, các nhà khoa học đã nghiên cứu dựa vào dữ liệu từ Vệ tinh Giám sát mặt đất tiên tiến 2 (ALOS-2), một vệ tinh do Nhật sản xuất. Vệ tinh này đã cung cấp các thông tin đo lường sự dịch chuyển trên bề mặt núi Mantap, nơi quả bom nhiệt hạch H được Triều Tiên thử nghiệm.

 

Sau vụ nổ của bom H, vệ tinh ALOS-2 đo được sự dịch chuyển trên bề mặt núi Mantap là vài mét. Vụ nổ cũng di chuyển sườn của đỉnh núi Mantap khoảng 0,5 m. Ngoài ra, vụ nổ của bom H được cho xảy ra cách bề mặt núi Mantap 540 m và tạo ra một lỗ hổng có bán kính 66 m bên trong ngọn núi.

Vụ thử bom H được Triều Tiên thực hiện dưới mặt đất với những tiêu chuẩn nhằm giảm tối thiểu sự rò rỉ phóng xạ. Song không ít chuyên gia từng lo ngại, vụ thử này có thể khiến núi Mantap bị sụp đổ dẫn tới lượng lớn phóng xạ sẽ bị rò rỉ ra bên ngoài.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm