Tổ hợp tên lửa Pantsir-S1 của Nga quá tốt, càng bán càng chạy?
Theo thông tin mới nhất được Sputnik đăng tải, Serbia đã sẽ nhận cùng lúc 6 tổ hợp Pantsir-S1 của Nga trong năm 2020 này.
Nga phòng đòn tấn công từ tên lửa hành trình / Mỹ lạc mất hàng chục chiếc "Đại bàng xám" khi bị Iran nã tên lửa
Cụ thể, hợp đồng mua bán các tổ hợp phòng không Pantsir-S1 với số lượng tối đa 6 tổ hợp đã được Nga cùng với Serbia ký kết hồi năm ngoái. Nguồn ảnh: Pinterest.
Theo một nguồn thạo tin của Sputnik, toàn bộ sáu tổ hợp phòng không tự hành này sẽ được Nga chuyển giao cho Serbia trong năm nay. Nguồn ảnh: Pinterest.
Ngoài ra, Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic còn úp mở về việc nước này có thể sẽ mua thêm một tổ hợp phòng không Pantsir-S1 nữa từ Nga vào tháng 10 năm nay - nâng tổng quân số Pantsir-S1 lên 7 tổ hợp. Nguồn ảnh: Pinterest.
Pantsir-S1 là tổ hợp tên lửa - pháo phòng không tự hành, được thiết kế tương tự như tổ hợp SA-22 Greyhound của NATO. Nguồn ảnh: Pinterest.
Điểm đặc biệt của Pantsir-S1 đó là nó có thể hoạt động tự động hoàn toàn không cần người điều khiển, cơ cấu vũ khí đặt được trên nhiều khung gầm khác nhau và có khả năng tác chiến khá hiệu quả. Nguồn ảnh: Pinterest.
Để vận hành Pantsir-S1, tổ hợp này chỉ cần kíp chiến đấu 3 người, vũ khí chính bao gồm tên lửa 95Ya6, hoặc 57E6-E kèm theo đó là khẩu pháo tự động hai nòng 30mm loại 2A38M. Nguồn ảnh: Pinterest.
Cho tới thời điểm hiện tại, Pantsir đã được Nga xuất khẩu ra nhiều quốc gia trên thế giới, tuy nhiên tổng số lượng Pantsir-S1 trên toàn cầu không vượt quá 200 đơn vị. Nguồn ảnh: Pinterest.
Trong quá khứ, truyền thông quốc tế cũng từng phát sốt khi phát hiện ra tổ hợp tên lửa Pantsir-S1 ở Việt Nam. Một loạt các nghi vấn đã được nêu ra. Nguồn ảnh: Pinterest.
Liên tiếp là những bài phân tích, tìm lý do cũng như thời điểm Việt Nam mua loại vũ khí phòng không này. Kèm theo đó, truyền thông nước ngoài cũng thắc mắc về tính bí mật của hợp đồng. Bí mật đến nỗi không một ai biết. Nguồn ảnh: ACMH.
Đơn giản là vì câu chuyện trên có phần không có thật, bức ảnh được lan truyền trên mạng xã hội của Việt Nam về việc chúng ta sở hữu tổ hợp Pantsir-S1 là hình ảnh đã qua chỉnh sửa, tuy nhiên đã khiến truyền thông quốc tế được một phen sóng gió. Nguồn ảnh: ACMH.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo