Quốc tế

Tổng thống Putin muốn tránh kịch bản nắm quyền trọn đời

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng việc một nhà lãnh đạo nắm quyền trọn đời, vốn phổ biến trong thời kỳ Liên Xô cũ, không thể giải quyết nhiệm vụ chuyển giao quyền lực cũng như sự ổn định của đất nước.

Máy bay Nga chở 200 khách tới Việt Nam cháy động cơ ngay khi cất cánh / EU sẽ kiện lên WTO nếu thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung gây rối loạn thị trường

Tổng thống Putin muốn tránh kịch bản nắm quyền trọn đời - 1 Tổng thống Vladimir Putin (Ảnh: Sputnik)

Tại cuộc gặp với các cựu chiến binh thời kỳ Chiến tranh Thế giới thứ hai ở thành phố St. Petersburg ngày 18/1, một cựu chiến binh đã đề nghị Tổng thống Putin “giải quyết một số vấn đề liên quan tới hiến pháp” Nga, từ đó cho phép quyền lực của tổng thống không bị “giới hạn bởi một nhiệm kỳ”.

Cựu chiến binh này muốn biết liệu hiến pháp Nga có thể thay đổi theo hướng không giới hạn nhiệm kỳ tổng thống để người dân có quyền quyết định một nhà lãnh đạo có thể tiếp tục nắm quyền hay từ chức dựa trên thành tích của họ hay không.

Theo cựu chiến binh trên, Tổng thống Putin đã thành công trong việc nâng cao năng lực quốc phòng của Nga. Do vậy, ông Putin bây giờ có thể bắt đầu giải quyết các vấn đề khác.

Tổng thống Putin cảm ơn cựu chiến binh vì đã đánh giá tốt về những thành tựu của ông.

“Về vấn đề nhiệm kỳ tổng thống, tôi hiểu rằng nhiều người trong số chúng ta quan ngại về sự ổn định trong xã hội, sự ổn định của đất nước, cả sự ổn định ở trong nước và ngoài nước. Tuy nhiên, sẽ rất đáng báo động nếu quay lại tình trạng như giữa thập niên 1980, khi các nhà lãnh đạo lần lượt nắm quyền đến ngày cuối cùng của họ và khi họ thôi không nắm quyền, họ không chuẩn bị những điều kiện cần thiết để chuyển giao quyền lực. Cảm ơn ông (vì đề xuất đó), nhưng tôi tin rằng chúng ta tốt hơn hết đừng quay trở lại tình trạng phổ biến như giai đoạn giữa thập niên 1980”, Tổng thống Putin nói.

 

Trong Thông điệp Liên bang hôm 15/1, Tổng thống Putin cho biết ông đồng ý với quy định về giới hạn nhiệm kỳ tổng thống. Hiến pháp Nga quy định một người không thể giữ chức vụ tổng thống quá 2 nhiệm kỳ liên tiếp.

Trước đó, trong cuộc họp báo cuối năm hồi tháng 12/2019, Tổng thống Putin từng tuyên bố, quy định về giới hạn nhiệm kỳ tổng thống có thể được dỡ bỏ nếu đạt được sự đồng thuận trong xã hội. Điều này làm dấy lên tranh cãi về khả năng ông Putin muốn sửa đổi hiến pháp để tiếp tục nắm quyền sau năm 2024.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm