MiG-25 là tiêm kích đánh chặn tốt nhất thế giới?
Chuyên gia quân sự Nhật Bản Mori Kantaro gọi máy bay tiêm kích đánh chặn MiG-25 của Liên Xô là "vua tốc độ", khẳng định đây là chiến đấu cơ có tốc độ "nhanh nhất thế giới".
Syria giải thích lý do tiêm kích Israel qua mặt S-300 khi tấn công sân bay T4 / "Mổ xẻ" dàn chiến đấu cơ, tiêm kích "đáng mơ ước" của Không quân Iran
Theo chuyên gia Mori Kantaro, tiêm kích đánh chặn MiG-25 hiện vẫn giữ kỷ lục là "số một" trên thế giới, trong số các máy bay chiến đấu quân sự tốc độ cao.
Tiêm kích MiG-25 có chiều dài gần 24 m, sải cánh 14 m, cao hơn 6m; trọng tải cất cánh tối đa 36,7 tấn; được trang bị hai động cơ Tumansky R-15B-300. Nó có thể bay hành trình trong thời gian tương đối dài với vận tốc 3.500 km/h, gấp 2,83 lần âm thanh và bất ngờ vọt lên tới 3.700 km/h.
Năm 1962, MiG-25 đã lập kỷ lục thế giới, đạt tốc độ trung bình là 2.981,5 km/giờ, trên quãng đường 500 km.
MiG-25 cũng lập kỷ lục về khả năng leo cao, trong thời gian 4 phút 11 giây, đã đạt đến độ cao 35.000 m; độ cao mà nhiều máy bay chiến đấu khác không thể đạt tới.
Mục đích của Liên Xô khi chế tạo ra một máy bay chiến đấu có tốc độ nhanh như vậy, nhằm mục đích chống lại loại máy bay ném bom và trinh sát có vận tốc Mach 3 được phát triển ở Mỹ vào những năm 1960 như máy bay trinh sát SR-71 Blackbird và máy bay ném bom chiến lược XB-70.
Để thực hiện vai trò đánh chặn và chiếm ưu thế trên không, MiG-25 được trang bị 4 tên lửa không đối không R-40 với tầm bắn tối đa 80 km. Một số chiếc còn được tối ưu hóa để thực hiện nhiệm vụ tấn công tốc độ cao.
Với tốc độ siêu thanh, công suất radar lớn và tên lửa hiệu suất cao, biến MiG-25 trở thành máy bay chiến đấu phòng không tốt nhất, là loại máy bay tiêm kích đánh chặn số 1 của Lực lượng phòng không Liên Xô, cũng như trên thế giới vào thời điểm đó.
Chuyên gia Kentaro cũng lưu ý rằng, những kỹ sư chế tạo ra MiG-25 đã cố gắng giải quyết vấn đề nhiệt độ cực cao sinh ra trong quá trình tăng tốc của máy bay (do thân máy bay ma sát với không khí) bằng cách sử dụng hợp kim thép thay vì hợp kim nhôm.
Năm 1971, Liên Xô quyết định đưa 4 chiếc MiG-25 tới Ai Cập để kiểm tra khả năng thực chiến, trong suốt quá trình tham chiến của MiG-25 tại đây, lực lượng không quân Israel không thể bắn hạ được một chiếc MiG-25 nào. Thậm chí có trận không chiến, đã có tới 48 máy bay Israel xuất kích để tìm cách bắn hạ chiếc MiG-25, nhưng vẫn không thành công.
Không quân Israel đã không thể tìm được cách nào để ngăn chặn những chiếc MiG-25, dù tình báo của Israel luôn biết trước được lịch bay qua không phận Israel của MiG-25. Không quân Israel chỉ có thể ngăn chặn được MiG-25, khi họ được trang bị loại F-15 Eagle.
Trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, một chiếc F/A-18 của Hải quân Mỹ đã bị bắn hạ trong đêm đầu của cuộc chiến bởi một tên lửa không đối không được bắn ra từ một chiếc MiG-25. Sự kiện này đã khiến MiG-25 là máy bay duy nhất sau Chiến tranh Việt Nam đã bắn hạ máy bay chiến đấu của Mỹ trong thời gian chiến tranh.
Nhưng kể từ thập niên 1970, các loại máy bay chiến đấu đã không quá chạy đua về tốc độ; ngoài vấn đề rào cản nhiệt, tốc độ siêu thanh làm tiêu hao nhiên liệu quá lớn, do vậy những máy bay cận âm trở nên quan trọng hơn; máy bay chiến đấu giai đoạn về sau chỉ vượt qua tốc độ Mach 1 trong trường hợp khẩn cấp.
Kết quả là MiG-25, vẫn là tiêm kích đánh chặn “bất bại” về tốc độ trong suốt 50 năm qua. Ngày nay chỉ còn rất ít tiêm kích MiG-25 trong biên chế, chủ yếu là trong không quân Algeria và Syria. Hầu hết các tiêm kích MiG-25 đều bị loại biên ngay sau khi Liên Xô tan rã.
Dựa trên nền tảng tiêm kích MiG-25, Liên Xô phát triển tiêm kích đánh chặn huyền thoại MiG-31, khắc phục được nhiều hạn chế của phiên bản cũ, trong khi vẫn giữ được các tính năng then chốt.
Hiện nay, Nga hiện đang lên kế hoạch phát triển một máy bay đánh chặn thế hệ tiếp theo được gọi là MiG-41 và sẽ thay thế MiG-31. MiG-41 cũng được cho là có tốc độ Mach 3 trở lên, nhưng liệu MiG-41 có kế thừa được huyền thoại MiG-25 hay không; vấn đề này đang thu hút sự chú ý của giới chuyên gia quân sự.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo