Quốc tế

Sự thực Việt Nam mua số lượng lớn xe tăng T-72 từ Belarus

DNVN - Ngoài Ba Lan, Việt Nam được cho là đã tìm hiểu và tiến tới đặt mua một số lượng nhất định xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 của Belarus.

Ukraine hoàn thiện vận tải cơ khổng lồ An-225 Mriya đang dở dang để giao cho Trung Quốc / Tên lửa bờ 4K51 Rubezh Việt Nam tác chiến chống hạm thế nào?

Thông tin này xuất phát từ báo cáo xuất khẩu vũ khí năm 2010 của Trung tâm phân tích thị trường vũ khí toàn cầu Nga (TsAMTO). Báo cáo trên trích dẫn nguồn tin đã được đăng tải trên trang thông tin uy tín Arms-Tass.ru ngày 31/08/2009.

Cụ thể theo TsAMTO, trong năm 2008, Việt Nam đã đặt mua một lô xe tăng T-72 của Belarus (nhưng đó là phiên bản T-72 nào hay số lượng chính xác là bao nhiêu thì không được xác định) và chúng ta đã tiếp nhận đầy đủ vào năm 2009.

Tuy nhiên cũng tương tự như huyền thoại về tên lửa phòng không SA-6 hay tiêm kích đánh chặn MiG-23, sau một khoảng thời gian rất dài, cho đến nay vẫn không có bất cứ một hình ảnh hay thông tin nào khác liên quan tới vũ khí đặc biệt trên.

Báo cáo xuất khẩu vũ khí 2010 của TsAMTO ghi nhận hợp đồng mua xe tăng T-72 từ Belarus của Việt Nam. Ảnh: TASS.

Báo cáo xuất khẩu vũ khí 2010 của TsAMTO ghi nhận hợp đồng mua xe tăng T-72 từ Belarus của Việt Nam. Ảnh: TASS.

Để tăng tính xác định thì việc làm cần thiết đó là kiểm tra chéo từ một nguồn tham chiếu cũng rất uy tín khác (thậm chí còn có tính xác thực cao hơn) đó là Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm - SIPRI của Thụy Điển.

Báo cáo của SIPRI cho biết rằng thương vụ mua sắm vũ khí duy nhất được thực hiện giữa Việt Nam với Belarus chỉ là trang thiết bị để nâng cấp 5 bộ khí tài tên lửa phòng không tầm trung S-125 Pechora lên chuẩn S-125-2TM Pechora-2TM mà thôi.

Như vậy có thể thông tin xuất hiện trên Arms-Tass.ru chỉ đơn giản là Việt Nam có các cuộc tiếp xúc với Belarus vào năm 2008 để bàn về việc mua sắm xe tăng T-72, nếu hợp đồng ký kết thì phía bạn sẽ bàn giao ngay trong năm 2009, nhưng thực tế thì thương vụ trên đã không diễn ra.

Xe tăng chiến đấu chủ lực T-72BV của Belarus trong một cuộc diễu binh. Ảnh: Sputnik.

Xe tăng chiến đấu chủ lực T-72BV của Belarus trong một cuộc diễu binh. Ảnh: Sputnik.

 

Kinh nghiệm cho thấy trường hợp báo cáo chưa chính xác về tình hình mua sắm vũ khí của Việt Nam không phải là một trường hợp hiếm gặp.

Ví dụ như báo cáo của SIPRI vào năm 2016 đã đăng tải thông tin Việt Nam đặt Hà Lan đóng 2 tàu hộ vệ SIGMA 9814 cùng với mua từ Pháp tên lửa chống hạm MM40 Exocet Block 3, tên lửa phòng không phóng thẳng đứng VL-MICA-M, hay mua từ Italia pháo hạm Oto Melara Super Rapid cỡ 76 mm.

Nhưng đến báo cáo năm 2017, mọi thống kê trên đã được gỡ bỏ vì dự án bị treo vô thời hạn. Khả năng cao là Arms-Tass.ru cũng rơi vào tình cảnh tương tự.

Lùi lại xa hơn, trong năm 2005 nhiều trang tin quân sự thế giới cũng thông báo Việt Nam sẽ mua lại 150 xe tăng T-72M1 của Lục quân Ba Lan cùng với 40 chiếc cường kích cánh cụp cánh xòe Su-22M4, nhưng rồi mọi việc cũng không đi đến đâu.

 

Phong Vũ (Tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm