Quốc tế

Tranh cãi khi Mỹ dừng chuyển tên lửa cho các quốc gia khác để dồn cho Ukraine

Việc Mỹ dừng chuyển những tên lửa dự kiến bán cho các quốc gia khác sẽ có lợi cho Ukraine, nhưng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến an ninh các quốc gia khách hàng.

Hà Lan sắp bàn giao chiến đấu cơ F-16 cho Ukraine / Vì sao Ukraine "lực bất tòng tâm" trước tiêm kích bom Su-34 Nga?

Nhiều chuyên gia nhận định rằng, quyết định tạm thời dừng cung cấp Patriot và Hệ thống tên lửa đất đối không (NASAMS) cho tất cả các quốc gia, ngoại trừ Ukraine và Đài Loan của chính quyền Tổng thống Biden sẽ gây ảnh hưởng đến năng lực phòng không của các nước đồng minh.

Tên lửa đánh chặn Patriot chỉ có thể được sử dụng trên hệ thống Patriot vì vậy sẽ không thể dùng loại tên lửa khác để thay thế. Còn NASAMS có thể sử dụng được nhiều loại tên lửa, trong đó có tên lửa không đối không tầm trung AIM-120 (AMRAAM), đây cũng là tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn được phương Tây sử dụng rộng rãi nhất. Cả hai hệ thống tên lửa này đều là thành phần quan trọng trong nhiều Chương trình bán vũ khí quân sự cho nước ngoài (FMS) của Mỹ.

Để giúp Ukraine đối phó với các cuộc tấn công liên tục của Nga vào các thành phố và cơ sở hạ tầng dân sự, Nhà Trắng đã quyết định đưa Ukraine lên đầu danh sách mua tên lửa Patriot và NASAMS.

Máy bay F-35 của Hà Lan mang tên lửa AIM-120 trong cuộc tập trận tuần tra trên không của NATO.

Máy bay F-35 của Hà Lan mang tên lửa AIM-120 trong cuộc tập trận tuần tra trên không của NATO.

Quyết định của chính quyền Tổng thống Biden

Phát ngôn viên của Hội đồng An ninh Quốc gia, John Kirby trả lời với The War Zone hôm 27/6 rằng, “Chúng tôi đang ưu tiên việc giao tên lửa cho Ukraine, còn các quốc gia khác sẽ phải chờ đợi và đây chỉ là sự chậm trễ tạm thời cho đến hết năm tài chính 2025”. Kirby cho biết thêm rằng, các tên lửa sẽ bắt đầu đến Ukraine trong những tuần tới và chắc chắn là vào cuối mùa hè này. Điều đó cũng phù hợp với quá trình bàn giao máy bay F-16 cho Ukraine.

Kirby cho biết, ngoài Ukraine, Đài Loan cũng sẽ nhận được sự ưu tiên tương tự. Đài Loan đang phải đối mặt với những áp lực ngày càng tăng từ Trung Quốc, hòn đảo này đã đặt hàng rất nhiều tên lửa AIM-120. Năm ngoái, Bộ Ngoại giao Mỹ đã chấp thuận bán 200 tên lửa AIM-120C-8 cho Đài Loan.

Kirby giải thích, “Tất nhiên, chúng tôi đã thông báo cho tất cả các quốc gia bị ảnh hưởng rằng, chúng tôi đang thực hiện bước đi phi thường này và đang nỗ lực hết sức để giảm thiểu mọi tác động tiêu cực. Chúng tôi sẽ đảm bảo cung cấp cho Ukraine các khả năng phòng không quan trọng mà họ cần hiện tại và trong tương lai, đồng thời chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc với các đồng minh và đối tác của mình để đảm bảo rằng họ cũng có được các khả năng phòng không mà họ cần”.

Có những kế hoạch đang được tiến hành để sản xuất tên lửa đánh chặn Patriot tại Đức, với phiên bản tên lửa PAC-2 Patriot nâng cao (GEM-T), có khả năng đánh chặn một số tên lửa đạn đạo. Để tăng nguồn cung cấp tên lửa đánh chặn Patriot của Mỹ, chính phủ Nhật Bản cũng đã công bố kế hoạch cung cấp Patriot được sản xuất tại Nhật Bản theo giấy phép của Mỹ vào tháng 12/2023.

 

Một tên lửa AIM-120C AMRAAM trên đầu cánh của một chiếc F-16C.

Một tên lửa AIM-120C AMRAAM trên đầu cánh của một chiếc F-16C.

Đối với AIM-120, có nhiều thỏa thuận mua bán đang được tiến hành xoay quanh tên lửa này, tuy nhiên Kirby từ chối cho biết quốc gia nào sẽ bị ảnh hưởng bởi quyết định dừng bán tên lửa. AIM-120 là vũ khí quan trọng đối với các máy bay chiến đấu của Mỹ và các đồng minh, năng lực tác chiến trên không sẽ bị suy giảm nghiêm trọng nếu thiếu loại tên lửa này.

Khoảng 500 tên lửa AIM-120 đang được chế tạo và có khả năng sẽ được cung cấp cho Ukraine trong vòng 16 tháng tới. Bộ Ngoại giao cho biết Lầu Năm Góc sẽ thảo luận về thời hạn giao hàng.

Trấn an các đồng minh

“Quyết định dừng cung cấp tên lửa cho các khách hàng khác, sẽ không làm giảm khả năng răn đe của chúng tôi ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương”, một quan chức Mỹ nói với The War Zone.

 

“Dưới sự lãnh đạo của Tổng thống, chúng tôi đang hợp tác với các đồng minh và đối tác trên khắp Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương để răn đe các đối thủ và thúc đẩy một khu vực tự do. Chúng tôi sẽ tiếp tục làm như vậy.

Chúng tôi đang nỗ lực hoàn tất việc triển khai khoản tài trợ quân sự nước ngoài trị giá 2 tỷ USD cho Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, một khoản đầu tư mang tính lịch sử vào khu vực”.

“Tôi cũng muốn lưu ý rằng, các đồng minh và đối tác của chúng tôi ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương hiểu được tầm quan trọng của việc hỗ trợ Ukraine”, vị quan chức này nói thêm. “Nhiều quốc gia đã cung cấp viện trợ cho Ukraine vì họ hiểu rằng nếu Nga thành công ở Ukraine, điều đó sẽ khuyến khích những quốc gia khác gây xung đột về lãnh thổ với các nước láng giềng và sẽ gây ra những tác động có hại trên toàn cầu”.

Tên lửa Patriot PAC-3 đang được phóng.

Tên lửa Patriot PAC-3 đang được phóng.

Tuy nhiên động thái này cũng làm dấy lên những lo ngại về kho vũ khí dự trữ của Mỹ, bởi phải liên tục viện trợ cho Ukraine, Israel và tham gia chống lại lực lượng Houthi tại biển Đỏ.

 

Mặc dù quyết định đã được đưa ra, nhưng Mỹ vẫn có thể tùy ý điều chỉnh thời gian ban hành quyết định đó. Điều này có thể tác động đến các thỏa thuận quốc phòng với các khách hàng tiềm năng trong tương lai. Một số đồng minh có thể đồng ý với quyết định này, những nhiều quốc gia khác có thể không. Mỗi khách hàng đều có những thách thức riêng về an ninh cần giải quyết và không phải tất cả đều đồng ý tham gia tích cực vào việc hỗ trợ Ukraine.

Với các sự kiện đang xảy ra trên thế giới, nhu cầu về đạn dược, đặc biệt là tên lửa phòng không của các quốc gia là rất cấp thiết và sự chậm trễ hiện tại sẽ càng làm phức tạp tình hình hơn trong tương lai.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm