Quốc tế

Trên 22,7 triệu ca mắc COVID-19 trên toàn cầu, 30% dân số thủ đô Ấn Độ nhiễm bệnh không có biểu hiện

Tính đến sáng 21/8, thế giới đã ghi nhận trên 22,7 triệu ca mắc COVID-19, trong đó hơn 795.000 người đã tử vong vì đại dịch này.

Nga gửi viện trợ Covid-19 cho 46 quốc gia khắp các châu lục / Tăng Australia muốn "tấn công" T-14 Armata từ cự ly vài km

Hơn 22,7 triệu người nhiễm virus SARS-CoV-2 tính đến sáng 21/8. (Ảnh: AP)

Hơn 22,7 triệu người nhiễm virus SARS-CoV-2 tính đến sáng 21/8. (Ảnh: AP)

Mỹ vẫn là quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của dịch COVID-19 với hơn 177.000 trường hợp tử vong trong tổng số trên 6,7 triệu ca nhiễm. Ngày 20/8, Mỹ đã ghi nhận thêm hơn 35.300 người nhiễm virus SARS-CoV-2.

Ngày 20/8, Bộ Lao động Mỹ cho biết, có thêm 1,1 triệu người lao động nước này đã nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp trong khoảng thời gian từ ngày 8 - 15/8. Đây là lần thứ 3 số đơn mới xin trợ cấp thất nghiệp tại Mỹ vượt ngưỡng 1 triệu kể từ hồi đầu tháng 4. Bộ Lao động Mỹ đưa ra báo cáo trên trong bối cảnh Nhà Trắng và Quốc hội Mỹ vẫn bế tắc về gói chi tiêu khẩn cấp bổ sung nhằm kích thích nền kinh tế Mỹ đang trì trệ sau khi các điều khoản chính trong gói chi tiêu 2.200 tỷ USD theo Đạo luật Cứu trợ, Hỗ trợ và An ninh kinh tế (CARES) nhằm giảm thiểu tác động của dịch bệnh, hết hạn.

Tại Brazil, tâm dịch lớn thứ hai thế giới, đã có tổng cộng trên 3,5 triệu người mắc COVID-19, trong đó hơn 112.000 trường hợp tử vong. Số ca mắc mới trong 24 giờ qua tại Brazil là hơn 41.500 bệnh nhân.

Trên 22,7 triệu ca mắc COVID-19 trên toàn cầu, 30% dân số thủ đô Ấn Độ nhiễm bệnh không có biểu hiện - Ảnh 1.

Ấn Độ ghi nhận số ca mắc mới cao nhất thế giới trong những ngày gần đây. (Ảnh: AP)

 

Ấn Độ vẫn có số ca mắc mới COVID-19 trong ngày cao nhất thế giới với hơn 68.500 trường hợp. Hiện tổng số người mắc bệnh tại quốc gia này là trên 2,9 triệu người, gần 55.000 bệnh nhân đã không qua khỏi.

Theo cuộc khảo sát công bố ngày 20/8, gần 30% dân số ở thủ đô New Delhi của Ấn Độ có thể đã nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 mà không có biểu hiện nhiễm bệnh. Kết quả cuộc khảo sát này đã làm dấy lên hoài nghi về số ca nhiễm mà nước này chính thức công bố.

Giới chức Hàn Quốc đánh dấu ngày thứ 7 liên tiếp số ca nhiễm mới COVID-19 tăng ở mức 3 con số trong bối cảnh số ca lây nhiễm liên quan tới các nhà thờ ở vùng đô thị Seoul tiếp tục tăng. Ngày 20/8, nước này ghi nhận thêm 288 ca mắc mới, nâng tổng số bệnh nhân lên hơn 16.300 ca. Chỉ riêng trong tuần qua Hàn Quốc đã ghi nhận hơn 1.500 ca mắc mới, chủ yếu là người từ ổ dịch phức tạp mới phát hiện liên quan tới các nhà thờ ở Seoul và tỉnh Gyeonggi lân cận. Hiện ở Hàn Quốc, tổng cộng 307 bệnh nhân đã tử vong vì dịch bệnh, tỷ lệ tử vong là 1,88%.

Tại Nhật Bản, lần đầu tiên trong 5 ngày qua, thủ đô Tokyo ghi nhận số ca nhiễm mới vượt trên 300 ca. Chính phủ Nhật Bản đang xem xét đối tượng ưu tiên được tiêm vaccine phòng COVID-19 là nhân viên y tế, người cao tuổi và người có bệnh lý nền như tiểu đường, cao huyết áp sau khi vaccine được cấp phép sử dụng. Nhật Bản về cơ bản đã đạt được thỏa thuận với các công ty dược phẩm của Mỹ và Anh về việc cung cấp vaccine ngừa COVID-19. Dự kiến, thời điểm sớm nhất để nước này có thể triển khai tiêm chủng loại vaccine này là vào đầu năm 2021.

Trên 22,7 triệu ca mắc COVID-19 trên toàn cầu, 30% dân số thủ đô Ấn Độ nhiễm bệnh không có biểu hiện - Ảnh 2.

Tokyo, Nhật Bản ghi nhận số ca nhiễm mới vượt trên 300 ca trong ngày 20/8. (Ảnh: AP).

 

Chính phủ Indonesia ngày 20/8 đã quyết định tạm hoãn việc thực hiện dự án di dời thủ đô đến đảo Borneo để tập trung toàn lực đối phó với đại dịch COVID-19. Trong khi đó, Chính phủ Singapore tuyên bố, tính đến ngày 19/8, tất cả các khu ký túc dành cho người lao động nước ngoài tại quốc gia này không còn bệnh nhân COVID-19. Khoảng 86% lao động nước ngoài trong các lĩnh vực xây dựng, hàng hải và chế biến ở Singapore đã được trở lại làm việc. Hiện tất cả những người trong các cơ sở cách ly này đã hoàn thành thời hạn cách ly hoặc được chuyển sang cơ sở cách ly khác của chính phủ tùy theo tình trạng sức khỏe của họ.

Ngày 20/8, bang Victoria, tâm dịch COVID-19 của Australia, tiếp tục có thêm diễn biến tích cực khi số ca mắc mới trong ngày dừng ở mức 240 ca, cao hơn không đáng kể so với mức 216 ca ghi nhận một ngày trước đó, cũng là mức thấp nhất ghi nhận trong 5 tuần qua. Tới nay, Australia ghi nhận hơn 24.200 ca mắc bệnh, trong đó hơn 400 người đã tử vong.

Cùng ngày, New Zealand thông báo thêm 5 ca mắc mới, thấp hơn so với mức 6 ca ghi nhận một ngày trước đó. Hiện quốc gia Thái Bình Dương này đang nỗ lực dập ổ dịch mới được phát hiện trong tuần trước tại thành phố Auckland lớn nhất cả nước bằng cách tái áp đặt các biện pháp hạn chế tại thành phố 1,7 triệu dân này. Tới nay, New Zealand ghi nhận hơn 1.600 bệnh nhân nhiễm virus SARS-CoV-2, trong đó có 22 ca tử vong.

Trên 22,7 triệu ca mắc COVID-19 trên toàn cầu, 30% dân số thủ đô Ấn Độ nhiễm bệnh không có biểu hiện - Ảnh 3.

Đã có hơn 1.600 bệnh nhân nhiễm virus SARS-CoV-2 tại New Zealand. (Ảnh: AP)

Theo các số liệu chính thức công bố ngày 20/8, trong 24 giờ qua, Đức ghi nhận gần 1.600 ca mới, mức tăng cao nhất kể từ tháng 4, nâng tổng số ca lên tới hơn 231.200 người.

 

Bộ Y tế Ukraine cùng ngày thông báo ghi nhận thêm hơn 2.100 ca mắc mới, mức tăng trong ngày kỷ lục ở nước này. Số ca mới tại Ukraine đặc biệt tăng mạnh trong tháng 8 bất chấp việc Ukraine tái áp đặt một số hạn chế phòng dịch gần đây. Tổng số ca nhiễm ở nước này đã lên tới trên 98.500 trường hợp, trong đó có hơn 2.100 bệnh nhân tử vong.

Ngày 20/8, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) yêu cầu các quốc gia châu Phi triển khai những biện pháp phòng dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 một cách cẩn trọng trước khi tiến hành việc mở cửa lại trường học nhằm tránh tình trạng lây lan virus SARS-CoV-2 trong môi trường học đường.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm