F-35 trang bị vũ khí laser, Mỹ thừa nhận khó
Lựu pháo Mỹ được trang bị đạn Mach 5 / Nga hoàn thành siêu động cơ Izdeliye 30 trước kế hoạch
Trang National Interest dẫn lời chuyên gia quân sự Chris Osborne cho biết, đến năm 2021 sẽ diễn ra các thử nghiệm đầu tiên mẫu vũ khí laser năng lượng cao dành cho Không quân, có khả năng được trang bị cho tiêm kích tàng hình F-35.
Các nhà phát triển hy vọng rằng, vũ khí này có thể đạt tới công suất cực đại 100 kilowatt. Cần lưu ý rằng các thử nghiệm đầu tiên có thể diễn ra trên máy bay vận tải lớn C-17 và C-130, nhưng mục tiêu cuối cùng của chương trình là tạo ra loại pháo laser thu nhỏ để trang bị cho tiêm kích.
Giới quân sự Mỹ đang hoài nghi khả năng của vũ khí laser trên tiêm kích F-35. |
Các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu Hàng không vũ trụ Mitchell cho biết nền tảng với vũ khí laser có thể được điều chỉnh cho cả máy bay chiến đấu có người lái lẫn không người lái, có khả năng hoạt động trong điều kiện khó khăn nhất.
Nói về loại vũ khí năng lượng cao này, Chris Osborne dẫn nguồn tin từ Không quân Mỹ (USAF) tiết lộ, vũ khí laser trang bị trên máy bay quân sự nhằm chống lại tên lửa và các hệ thống dẫn đường quang-hồng ngoại của kẻ thù.
Với phương pháp phòng thủ của hệ thống vũ khí laser là chủ động tấn công các mối nguy cơ trên bằng tia laser năng lượng cao trước khi chúng kịp tiếp cận mục tiêu được bảo vệ.
Tuy nhiên USAF thừa nhận, việc tích hợp vũ khí laser với công suất vài chục KW lên nền tảng nhỏ bé như tiêm kích F-35 là rất khó khăn dù hiện nay Mỹ đang rất quyết tâm thực hiện.
Ngoài ra, trong các cuộc thử nghiệm cho thấy hệ thống vũ khí này sẽ chỉ hoạt động hiệu quả khi máy bay hoạt động ở tốc độ cận âm và chớm vượt tường âm thanh.
Và ngay cả khi tích hợp thành công vũ khí laser lên F-35 thì việc chúng có thể đánh chặn được tên lửa hay không là vấn đề mà chính giới quân sự Mỹ cũng đang tỏ ra hoài nghi.
Chuyên gia hàng đầu tại Lầu Năm Góc trong lĩnh vực công nghệ Michael Griffin vừa có tuyên bố rằng: "Sẽ còn rất lâu nữa thì các máy bay trang bị vũ khí laser mới có thể trở thành mối đe dọa đối với các tên lửa.
Tôi có thái độ cực kỳ tiêu cực đối với việc chúng ta (Mỹ) có thể sử dụng vũ khí laser gắn trên máy bay để bắn hạ tên lửa của đối phương, thậm chí ở cả cự ly gần".
Vị chuyên gia cao cấp Mỹ này công khai thừa nhận thái độ hoài nghi của mình đối với triển vọng sử dụng vũ khí laser và nhấn mạnh rằng thật không đáng để chi tiền cho các dự án vũ khí laser lắp trên máy bay với mục tiêu đánh chặn tên lửa.
Để đánh chặn được tên lửa, hệ thống vũ khí laser cần nguồn cung cấp điện cực lớn - điều mà không một máy bay nào có thể thực hiện được. Chính vì vậy, việc dùng vũ khí laser đối phó với tên lửa tấn công của đối phương chỉ khả quan với hệ thống được triển khai trên mặt đất.
End of content
Không có tin nào tiếp theo