Trực thăng diệt tăng Apache cách biên giới Nga 100km
Các trực thăng tấn công Apache của Không quân Hoàng gia Anh được triển khai tên lửa chống tăng Hellfire có khả năng công phá các xe tăng hiện đại nhất của Nga hiện nay.
Vì sao trực thăng vũ trang được gọi là "cỗ xe tăng bay"? / Mỹ bán trực thăng săn tàu ngầm 2,6 tỷ USD cho Ấn Độ
Theo hãng tin Sputnik, 5 trực thăng tấn công Apache của Không quân Hoàng gia Anh mới đây đã được triển khai tới căn cứ ở Estonia - nước cộng hòa thuộc Liên Xô (cũ) có đường biên giới chung với Nga. Việc điều động này được cho là nằm chuẩn bị cho một cuộc tập trận của NATO mang tên "Người bảo vệ Baltic" vào tháng 5. Nguồn ảnh: Wikipedia
Theo các nguồn tin, các máy bay trực thăng Apache được triển khai tại căn cứ Amari nằm cách biên giới Nga chỉ khoảng 100km. Bộ trưởng Quốc phòng Anh Gavin Williamson đã gọi việc triển khai này là "thực sự quan trọng" và nói "một phần lý do" cho việc triển khai là để đối phó với mối đe dọa mà "chúng ta thấy từ Nga". Nguồn ảnh: Wikipedia
Dự kiến, các máy bay trực thăng tấn công Apache sẽ ở Estonia 3 tháng và tham gia một loạt các cuộc tập trận cả trên biển, trên bộ của Không quân Anh và NATO. Ngoài ra, Apache sẽ có mặt trong cuộc tập trận Spring Storm thường niên của Estonia. Nguồn ảnh: Jetphotos
Việc Anh triển khai các trực thăng tấn công tới Estonia và việc Mỹ đem quân tới Ukraine cũng như các hành động bán thêm vũ khí chống tăng cho các nước Cộng hòa thuộc Liên Xô (cũ) có đường biên giới với Nga cho thấy khả năng NATO đang muốn “lập hàng rào” ngăn cản xe tăng Nga vươn tới Tây Âu. Nguồn ảnh: Wikipedia
Apache là cái tên không lạ trong thế giới trực thăng tấn công, tuy nhiên phiên bản dành cho Anh có đôi nét khác biệt so với bản của Mỹ. Theo các tài liệu công bố, trực thăng Apache của RAF được hãng AgustaWestland sản xuất riêng cho Không quân Hoàng gia với nhiều điểm khác biệt ở động cơ, hệ thống điện tử và tương lai là cả vũ khí. Chỉ 67 chiếc được chế tạo với đơn giá tới 45 triệu USD. Nguồn ảnh: Wikipedia
Cụ thể, Anh đã thay động cơ GE T700 bằng động cơ Rolls-Royce Turbomeca RTM322 0/12 cung cấp công suất 1.565kW cao hơn hẳn so với phiên bản của Mỹ. Máy bay đạt tốc độ tối đa 293km/h, tốc độ hành trình 259km/h, tầm bay 537km, trần bay 6.400m, tốc độ leo cao 12m/s. Nguồn ảnh: deposit
Hệ thống điện tử hàng không trên máy bay cũng có nhiều sự thay đổi nhất là các hệ thống tác chiến điện tử, phòng vệ riêng của trực thăng. Ví dụ như hệ thống hỗ trợ phòng thủ tích hợp của Leonardo đã được tích hợp thêm, hệ thống liên lạc an toàn BOWMAN để tương tác với các đơn vị quân đội Anh. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tuy nhiên, radar AN/APG-78 Longbow trên đỉnh cánh quạt chính của Apache thì vẫn được giữ lại. Loại radar này được thiết kế để phân loại, định vị mục tiêu trong môi trường phức tạp gồm cả ban đêm ban ngày, thời tiết xấu, gió bụi... Nguồn ảnh: Wikipedia
Trực thăng Apache phóng đạn mồi bẫy gây nhiễu tên lửa tầm nhiệt. Nguồn ảnh: Wikipedia
Về hỏa lực, trực thăng Apache của Anh vẫn sử dụng khẩu pháo M230 30mm với 1.200 viên đạn để "thịt bộ binh và xe thiết giáp" đối phương. Nguồn ảnh: Wikipedia
Hai cánh nhỏ trên máy bay trang bị tên lửa chống tăng Hellfire (tầm bắn 8-12km) và rocket 70mm CRV7. Trong tương lai gần, Anh đang có gắng tích hợp tên lửa chống tăng Brimstone và tên lửa không đối không Starstreak cho phiên bản Apache của mình. Nguồn ảnh: Wikipedia
Anh từng có ý định tích hợp đạn rocket CRV7 70mm với đầu đạn chùm MPSM (chứa 9 đạn con M73). Tuy nhiên, với tư cách là một trong 111 quốc gia gia hiệp định cấm bom chùm, năm 2009 Anh đã từ bỏ chương trình CRV7-MPSM. Nguồn ảnh: Wikipedia
Theo kienthuc.net.vn
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo