Trung Quốc chuẩn bị tinh thần cho cuộc chiến thương mại dai dẳng với Mỹ
Cận cảnh radar phản pháo tối tân Mỹ vừa giao cho Ukraine / Không thể tin nổi khi chứng kiến trinh sát cơ U-2 cất hạ cánh trên tàu sân bay
Washington Post đưa tin, chính phủ Trung Quốc dường như đang chuẩn bị cho một cuộc chiến thương mại kéo dài với Mỹ.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cùng Phó Thủ tướng Lưu Hạc, quan chức phụ trách đàm phán thương mại, ngày 20/5 đã tới đặt vòng hoa tại một đài tưởng niệm ở Giang Tây nhằm đánh dấu ngày đảng Cộng sản Trung Quốc kỉ niệm ngày khởi đầu của cuộc "Vạn lý Trường chinh" năm 1934.
Trong khi đó, kênh chiếu phim CCTV-6 của Đài truyền hình Trung Quốc đã hủy lịch phát sóng chương trình thường ngày để chiếu các bộ phim về chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), cuộc chiến kết thúc trong thế trận hòa hoãn khi Trung Quốc can thiệp nhằm đối trọng với lực lượng Mỹ khi đó.
“Chúng tôi đang gửi thông điệp khơi gợi cho thời hiện tại thông qua việc sử dụng tác phẩm nghệ thuật như phim ảnh”, đại diện CCTV-6 lý giải việc họ bất ngờ đổi lịch chiếu đã được lên từ trước đó.
Một bộ phim đạt giải phim ảnh châu Á cũng bị hoãn chiến hồi tuần trước để chiếu bộ phim chiến tranh kinh điển “Những người con anh hùng”, kể về nhóm “quân đội tình nguyện” Trung Quốc giúp đỡ Triều Tiên chống lại Mỹ trong cuộc chiến năm 1950.
Vào cuối tuần qua, Trung Quốc tiếp tục chiếu 3 bộ phim có nội dung mang hơi hướng chống Mỹ.
Xu Hailin, một cây viết của Thời báo Hoàn cầu, nhận định trong bài xã luận xuất bản ngày 20/5 rằng: “Chiến tranh thương mại có thể gợi nhắc cho người Trung Quốc về cuộc Chiến tranh Triều Tiên, khi 2 bên ngồi vào bàn đàm phán hiệp định ngừng bắn trong suốt 2 năm trong mà vẫn tiếp tục chiến đấu lẫn nhau. Động thái của truyền thông Trung Quốc có thể muốn gợi nhắc cho người dân nước này rằng căng thẳng thương mại giữa Washington và Bắc Kinh sẽ không thể kết thúc một sớm một chiều”.
Đầu năm nay, Nhà xuất bản Nhân dân Trung Quốc đã phát hành một cuốn sách gồm các bài phát biểu của cố Chủ tịch Mao Trạch Đông vào năm 1938 trước khi phát xít Nhật tràn vào Trung Quốc và nước này mất tới 8 năm để chống lại đội quân xâm lược. Đây được cho là dấu hiệu thể hiện Trung Quốc đang chuẩn bị tâm lý cho người dân rằng một cuộc chiến tranh thương mại kéo dài và khó khăn sẽ sắp diễn ra.
Đòn tâm lý
Dali Yang, giáo sư về khoa học chính trị tại đại học Chicago (Mỹ) cho rằng các phương pháp tuyên truyền đều có mục đích riêng. “Khía cạnh tâm lý khó có thể bị xem nhẹ. Phía Trung Quốc muốn xây dựng hình ảnh đứng lên chống Mỹ. Họ phải thể hiện một khí thế mạnh mẽ”.
Yang nhắc lại thời điểm những năm 1990 khi Trung Quốc chiếu các bộ phim về đồng minh cũ, Nam Tư, nó đã làm khơi dậy bầu không khí chống Mỹ tại đây. Sau sự kiện, Mỹ ném bom Đại sứ quán Trung Quốc ở Belgrade năm 1999, “các học sinh, sinh viên thấy họ cần phải hành động”. Ông Yang cho rằng sự kiện này có thể hoàn toàn là trùng hợp ngẫu nhiên nhưng hiệu ứng mang lại cực kỳ hiệu quả.
Hàng chục nghìn người Trung Quốc gồm cả sinh viên đã xuống đường tuần hành để phản đối Mỹ. Cho tới thời điểm này, 20 năm sau vụ việc, một số người Trung Quốc tin rằng Mỹ và NATO đã có ý định làm như vậy và đây không phải là tai nạn.
Trong tuần qua, các thông điệp chống Mỹ đã được tăng cường trên mạng lưới truyền thông nhà nước của Trung Quốc. Một câu khẩu hiệu đã lan truyền trang mạng xã hội có nội dung là: “Muốn nói chuyện? Hãy nói chuyện, Muốn chiến đấu? Hãy chiến đấu. Muốn bắt nạt chúng tôi? Cứ mơ đi”.
Bầu không khí căng thẳng này bắt đầu tư sự kiện Tổng thống Mỹ Donald Trump viết trên Twitter rằng ông sẽ tăng thuế từ 10-25% trên 200 tỷ USD hàng hóa nhập từ Trung Quốc.
Tuy nhiên, truyền thông Trung Quốc đã không đưa tin ngay về sự việc, và chỉ đưa tin khi đã có phản ứng của chính phủ Bắc Kinh. Hiện tại, báo chí Trung Quốc đang nhằm vào chỉ trích Mỹ.
Theo Tân Hoa Xã, khi thông tin Mỹ tăng thuế được đưa ra, cư dân mạng Trung Quốc đồng tình mạnh mẽ với chính quyền Bắc Kinh: “Nếu quý vị muốn đàm phán, cánh cửa rộng mở; nếu quý vị muốn chiến đấu, chúng tôi sẽ đấu tới cùng”.
End of content
Không có tin nào tiếp theo