Quốc tế

Trung Quốc: 'Lợi dụng' cá voi để che giấu bí mật quân sự?

Liệu "tàu sân bay cá voi" có phải là trào lưu trong tương lai? Các nhà khoa học Trung Quốc dường như đang nghiên cứu cách lợi dụng loài sinh vật khổng lồ này để giúp ngụy trang các thông điệp quân sự của họ.

Cô gái ăn mặc thiếu vải bị cảnh sát bắt ngay lúc đang xem phim 'đen' / Ả rập Xê út đẩy nhanh thương vụ THAAD 15 tỷ USD với Mỹ giữa lúc căng thẳng

Các nhà nghiên cứu tin rằng, cá nhà táng (một loài cá voi) có thể giúp che giấu những tín hiệu phát ra từ tàu ngầm Trung Quốc, ngăn chặn kẻ thù gần đó phát hiện. Bởi lẽ, các tín hiệu này đơn giản sẽ chỉ như những âm thanh tự nhiên trong đại dương.

Cá nhà táng là những sinh vật cực kỳ quảng giao, chúng di chuyển theo bầy và sử dụng nhiều loại tín hiệu, tiếng rít và tiếng gừ để giao tiếp.

Theo mô tả trực tuyến của Cục Hải dương học và Khí quyển Quốc gia của Trung Quốc (NOAA), khi sóng âm va đập với vật thể, chúng phản hồi trở lại cá voi, cho phép cá voi xác định hình dạng của vật thể. Các tín hiệu âm thanh thậm chí có thể giúp cá voi phân biệt đâu là các sinh vật thân thiện và đâu là động vật ăn thịt.

Quân đội Trung Quốc cũng muốn gửi tín hiệu và nhận cảnh báo từ cá voi nếu chúng phát hiện bất kỳ mối đe dọa tiềm ẩn nào.

Ông Jiajia Jiang, phó Giáo sư của Phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia về công nghệ và dụng cụ đo lường chính xác tại Đại học Thiên Tân, Trung Quốc, đồng thời là nhà nghiên cứu hàng đầu về dự án được xuất bản trên Tạp chí Truyền thông IEEE, đã cho biết rõ hơn về hai cách mà các quan chức Trung Quốc có thể sử dụng để che đậy những bí mật quân sự. Đó là thay đổi tín hiệu “nhân tạo” để làm cho chúng khó hiểu hơn hoặc gửi “tín hiệu yếu hơn” để khó bị phát hiện hơn.

Cá voi sẽ giúp tàu ngầm Trung Quốc đánh lạc hướng kẻ thù.

Cá voi sẽ giúp tàu ngầm Trung Quốc đánh lạc hướng kẻ thù.

Theo ông Jiang, phương thức thứ hai sẽ hiệu quả hơn, tất nhiên có thể có những cạm bẫy, nhưng khi thông điệp càng được gửi đi xa càng tốt, vì càng dễ để đánh lạc hướng.

Trong bài đăng mang tên "Thông điệp được mã hóa rõ ràng, dù chúng không thể bị giải mã vẫn khơi dậy sự quan tâm", Han Guangjie, một nhà khoa học máy tính tại Đại học Công nghệ Đại Liên,Trung Quốc, người không tham gia vào nghiên cứu trên cho biết:"Lợi thế của việc ẩn thông điệp bằng mã hóa và các phương pháp thông thường khác là làm cho chính thông điệp bí mật dự định được gửi đi tránh được sự theo dõi".

Để thực hiện điều này, các nhà nghiên cứu cho biết, họ phải chỉnh sửa âm thanh của cá nhà táng nhằm mục đích giấu các thông điệp bên trong, đồng thời làm cho các âm thanh này đủ khác biệt để cho cá voi khỏi nhầm lẫn. Họ cũng phải hoàn thiện một công nghệ dịch mã mới cho quân đội Trung Quốc.

Mặc dù ý tưởng này dường như không chính thức, nhưng tuần báo Newsweek cho biết, đây không phải là lần đầu tiên quân đội lấy cảm hứng từ động vật biển. Ở Ukraina và Nga, cá heo đã được sử dụng để giúp phát hiện hoạt động bất thường gần biên giới hai nước.

 


Theo tienphong.vn
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm