Quốc tế

Trung Quốc muốn in tiền mới cho Zimbabwe để đổi lấy kim cương, dầu mỏ

Trung Quốc đang yêu cầu được quyền khai thác các mỏ kim cương và dầu khí của Zimbabwe. Đổi lại, Trung Quốc sẽ in ấn một loại tiền tệ mới cho nước này và xây dựng một thủ đô mới ở Mount Hampden.

Huawei đối diện làn sóng 'tẩy chay' trên thế giới / Chiến lược liên kết quân sự giúp Ấn Độ có thể kiềm tỏa Trung Quốc

Theo tờ Spotlight Zimbabwe đưa tin, đồng tiền mới của Zimbabwe dự kiến ​​sẽ được tung ra vào đầu năm 2020 và sẽ được Bắc Kinh hỗ trợ bằng nguồn kim cương và vàng của đất nước này, các nguồn tin ngoại giao tại thủ đô Harare tiết lộ.

Thành phố Mt Hampden, được coi là thủ đô mới, là một đứa con tinh thần của ông Mnangagwa khi ông còn là Phó Tổng thống hồi năm 2015, dự kiến ​​sẽ hoạt động khi một nghị viện mới do Trung Quốc tài trợ sẽ ra đời vào khoảng năm 2021.

Thỏa thuận để Trung Quốc in đồng tiền mới nhằm đổi lấy quyền khai thác, kiểm soát kim cương, dầu mỏ của Zimbabwe vừa được ký kết.

Thỏa thuận để Trung Quốc in đồng tiền mới nhằm đổi lấy quyền khai thác, kiểm soát kim cương, dầu mỏ của Zimbabwe vừa được ký kết.

Người Zimbabwe đã "vứt xó" đồng tiền pháp định của nước này hồi năm 2009 sau khi lạm phát phi mã lên đến đỉnh điểm khoảng 500 tỷ phần trăm. Sau đó, Chính phủ nước này đã thông qua một loạt các ngoại tệ, bao gồm đồng USD, đồng rand Nam Phi, bảng Anh và Euro.

“Tất cả chỉ vì dầu mỏ và kim cương thôi. Trung Quốc đã yêu cầu quyền khai thác dầu và quyền khai thác độc quyền kim cương của Zimbabwe ở Marange, mà không phải nhượng lại quyền sở hữu đối với những người dân địa phương bản địa”, một đặc phái viên đại diện cho một quốc gia Nam Á nói.

Theo đó, các công ty Trung Quốc sẽ sớm quay trở lại khai thác kim cương, sau khi không thuyết phục được chính phủ của Robert Mugabe.

Một nhà ngoại giao khác cho biết Trung Quốc đã ký một thỏa thuận về việc tiếp cận thăm dò dầu khí của Zimbabwe vào năm 2009, nhưng tính đến nay, thỏa thuận này vẫn chưa được chính thức hóa.

Khai thác và sản xuất dầu hiện đã trở thành một trong những lĩnh vực quan trọng trong đầu tư nước ngoài của Bắc Kinh tại Zimbabwe và châu Phi. Trung Quốc cũng tăng cường tham gia ngoại giao và kinh tế đặc biệt với Nam Phi và Angola.

 

Mặc dù không nhập khẩu các sản phẩm dầu từ Nam Phi, Trung Quốc đã đặt mục tiêu hưởng lợi và tiếp thu công nghệ của Nam Phi trong lĩnh vực năng lượng, đặc biệt là cơ sở hạ tầng và khí hóa tiên tiến của Sasol, một công ty quốc tế có trụ sở tại Nam Phi.

Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn thứ hai của Zimbabwe, chỉ xếp sau Nam Phi và là nhà cung cấp vũ khí hàng đầu. Trung Quốc được hưởng lợi rất nhiều từ việc thế chấp tài nguyên thiên nhiên mù quáng của Zimbabwe để đổi lấy vũ khí và các công nghệ quân sự khác. Chính phủ đã cấp nhượng quyền khoáng sản cho Trung Quốc đối với vàng, bạch kim, lithium, nhôm và kẽm.

Theo dantri.com.vn
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm