Quốc tế

Trung Quốc thành nền kinh tế số 1 thế giới vào năm 2030?

Trung Quốc được dự báo sẽ vượt Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2030, muộn hơn 2 năm so với dự báo trước đó.

Hợp tác với quân đội 109 nước, Nga tuyên bố nỗ lực cô lập của phương Tây sẽ thất bại / Tên lửa siêu thanh Zircon 'cân' cả hạm đội khổng lồ của Mỹ?

Trong báo cáo của Công ty tư vấn Cebr (Anh) đưa ra ngày 26/12, Trung Quốc được dự báo sẽ trở thành nền kinh tế đứng đầu thế giới vào năm 2030, muộn hơn 2 năm so với dự báo của World Economic League Table hồi năm 2020.

Trước đó, theo báo cáo mới đây của công ty tư vấn quản lý McKinsey & Co, 1 trong 3 công ty tư vấn lớn nhất toàn cầu cho biết, Trung Quốc đã vượt Mỹ để trở thành quốc gia có giá trị tài sản ròng lớn nhất thế giới, với tổng giá trị tài sản ròng năm 2020 đạt 120.000 tỷ USD.

Người dân đi ngang qua trụ sở của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC), ở Bắc Kinh. (Ảnh: Reuters)

Người dân đi ngang qua trụ sở của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC), ở Bắc Kinh. (Ảnh: Reuters)


Tài sản ròng của Trung Quốc đã tăng từ 7.000 tỷ USD năm 2000 lên mức 120.000 tỷ USD vào năm 2020. Trong khi đó, giá trị tài sản ròng của Mỹ chỉ tăng hơn gấp đôi, lên 90.000 tỷ USD do giá bất động sản tăng chậm hơn nhiều so với Trung Quốc.

Cũng theo báo cáo của Cebr, Ấn Độ có thể sẽ vượt qua Pháp trong năm 2022 và sau đó là Anh trong năm 2023 để giành lại vị trí nền kinh tế lớn thứ 6 trên thế giới.

Trong khi Đức đang trên đà vượt qua Nhật Bản về sản lượng kinh tế vào năm 2033. Nga có thể trở thành nền kinh tế trong top 10 vào năm 2036 và Indonesia có thể giành vị trí thứ 9 vào năm 2034.

Ngoài ra, Cebr đánh giá, sản lượng kinh tế thế giới sẽ lần đầu tiên đạt mốc 100.000 tỷ USD vào năm 2020. Tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu sẽ được nâng lên nhờ sự phục hồi liên tục từ đại dịch, mặc dù nếu lạm phát vẫn tiếp diễn, các nhà hoạch định chính sách có thể khó tránh khỏi việc đưa nền kinh tế trở lại suy thoái.

 

Douglas McWilliams, Phó Chủ tịch Cebr cho rằng, vấn đề quan trọng đối với năm 2020 là cách các nền kinh tế trên toàn cầu đối phó với lạm phát. Hiện lạm phát tại Mỹ đã lên đến 6,8%.

"Chúng tôi hy vọng một sự điều chỉnh tương đối trong chính sách vĩ mô sẽ đưa các nhân tố không nhất thời vào tầm kiểm soát. Nếu không làm được điều này, thế giới sẽ phải gồng mình chống chọi với suy thoái vào 2023 hoặc 2024", Phó Chủ tịch Cebr nhận định.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm