Trung Quốc tự động hóa nền nông nghiệp từ chiếc máy kéo
Đức, Mỹ tiếp tục gây sức ép với Huawei / Phóng viên điều tra tham nhũng bóng đá châu Phi bị bắn chết
Công nghệ bán tự động đã khá phổ biến ở các trang trại trên thế giới, nhưng máy kéo và máy gặt đập liên hợp hoàn toàn tự động thì chưa được sản xuất đại trà ở bất cứ đâu.
Đây là một phần dự án thử nghiệm các thiết bị nông nghiệp không người lái mà chính phủ Trung Quốc triển khai nhằm khuyến khích doanh nghiệp trong nước phát triển các loại máy móc hoàn toàn tự động có khả năng trồng, bón phân và thu hoạch các loại cây trồng chủ lực của Trung Quốc, bao gồm lúa gạo, lúa mì và ngô.
7 năm đểhoàn thành mục tiêu
Việc chuyển hướng sang tự động hóa được xem là chìa khóa cho ngành nông nghiệp của nền kinh tế thứ hai thế giới, khi Trung Quốc phải giải quyết vấn đề già hóa lực lượng lao động nông thôn và thiếu hụt lao động trẻ sẵn sàng chịu vất vả trên đồng ruộng.
Một số quốc gia như Australia và Mỹ cũng đang thực hiện chủ trương tương tự trước sức ép nhân khẩu học như vậy, nhưng quy mô khổng lồ của nông nghiệp Trung Quốc đòi hỏi quyết sách và quyết tâm đối với tự động hóa phải mạnh mẽ hơn.
“Nông nghiệp tự động là con đường phía trước và nhu cầu ở đây là rất lớn”, ông Cheng Yue - Tổng Giám đốc hãng sản xuất máy kéo Changzhou Dongfeng CVT, cho biết. Changzhou Dongfeng có một sản phẩm máy kéo tự động cũng được tham gia thử nghiệm ở cánh đồng lúa Hưng Hóa.
Để cố gắng đạt mục tiêu tham vọng là hoàn tất quá trình chuyển đổi sang tự động hóa trong vòng 7 năm, Bắc Kinh đã đưa lĩnh vực chế tạo máy móc nông nghiệp vào chiến dịch “Made in China 2025” để tạo động lực sản xuất trong nước đối với phần lớn thiết bị nông nghiệp.
Các hãng sản xuất nội địa cũng được tạo điều kiện thuận lợi để thoải mái thử nghiệm công nghệ mới, ví dụ như dễ dàng truy cập hệ thống vệ tinh dẫn đường “cây nhà lá vườn” Beidou, thay vì chỉ phụ thuộc vào hệ thống định vị toàn cầu (GPS) của Mỹ. Đây là một lợi thế rất đáng kể so với các doanh nghiệp đối thủ ngoại và giúp Trung Quốc tự tin sẽ tiến rất nhanh và xa trong lĩnh vực công nghệ tự lái.
Tuy nhiên, con đường đến tự động hóa còn dài và nhiều “ổ trâu ổ gà” bởi năng lực tài chính có hạn của nông dân và điều kiện địa hình phức tạp. Chưa kể quy mô các trang trại còn nhỏ lẻ (hơn 90% các trang trại ở Trung Quốc có diện tích dưới 1 ha, trong khi ở Mỹ, gần 90% trang trại lớn hơn 5 ha).
Tự động hóa được xem là chìa khóa cho ngành nông nghiệp Trung Quốc |
Có máy móc chưachắc có tất cả
Việc sử dụng máy kéo thông thường nhiều khi đã là một khoản đầu tư lớn, thì máy kéo không người lái có thể đắt gấp 4 lần với mức giá khoảng 90.000 USD sẽ là một ước mơ khá xa vời. Bởi vậy, vấn đề nhiều khi không phải là có sản phẩm tự động hóa hay không, mà là cả hệ thống có đồng bộ hay không.
Một số chuyên gia cho rằng trong thời gian tới, tình hình có thể khả quan hơn, khi nhiều trang trại có xu hướng tăng dần quy mô do tác động của thay đổi chính sách đất đai của Trung Quốc khuyến khích và cho phép nông dân thuê thêm đất để canh tác.
Ngành công nghiệp chế tạo máy móc nông nghiệp truyền thống của Trung Quốc có trị giá tới 60 tỷ USD, nhưng đang rơi vào cảnh cung vượt cầu và tỷ suất lợi nhuận thấp. Đó là hệ quả từ một chương trình trợ cấp nhằm thúc đẩy cơ giới hóa trong canh tác, nhưng rốt cuộc lại dẫn đến làn sóng sản xuất ồ ạt sản phẩm máy kéo chất lượng thấp.
Nếu mọi việc đi đúng hướng, ngành máy móc nông nghiệp Trung Quốc có thể sẽ chứng kiến những thay đổi lớn và tạo ra diện mạo mới cho ngành nông nghiệp.
Không chỉ dừng ở việc tiết kiệm lao động chân tay hay tăng năng suất mùa vụ nữa, các thiết bị canh tác tự động còn có thể hữu ích trong việc thu thập dữ liệu nông nghiệp như khối lượng phân bón hoặc các nguyên liệu đầu vào cần sử dụng.
Từ đó, người nông dân sẽ đáp ứng được nhu cầu ngày càng khắt khe của người tiêu dùng về thông tin sản phẩm, để khi họ bưng bát cơm lên, mọi thông tin về quy trình làm ra hạt lúa hạt gạo đều công khai và minh bạch.
End of content
Không có tin nào tiếp theo