Tự hào dàn tàu ngầm "made in Việt Nam" chế tạo bởi... nông dân, doanh nhân
Trong quá khứ, nhiều "nông dân hai lúa" của Việt Nam từng chế tạo và thử nghiệm thành công các loại tàu ngầm mini cỡ nhỏ với khả năng lặn, di chuyển khá hoàn thiện.
Philippines muốn nâng tầm hải quân với tàu tên lửa FAICM, tàu ngầm Type 209 / Bên trong tàu ngầm giá 2,4 tỷ USD/chiếc mà Mỹ vừa đặt hàng có gì?
Loại tàu ngầm này có thiết kế khá tương đồng với các tàu ngầm mini dùng trong quân sự trên thế giới hiện nay. Tàu có thể lặn sâu liên tiếp từ 2 tới 2,5 giờ đồng hồ. Nguồn ảnh: TNTS.
Ra mắt hồi năm 2014, tàu ngầm Trường Sa đã tốn không ít giấy mực của giới báo chí khi nó được thử nghiệm thành công trên biển sau nhiều nỗ lực của ông Nguyễn Quốc Hoà. Nguồn ảnh: TNTS.
Thậm chí, tàu từng nhận được sự quan tâm của các cơ quan chức năng bao gồm bộ khoa học công nghệ, sở khoa học công nghệ Thái Bình hay thậm chí là Bộ quốc phòng. Nguồn ảnh: TNTS.
Trước đó, thậm chí chủ tàu ngầm Trường Sa 01 còn muốn cho tàu chạy ra phao số 0 - nghĩa là hết hải phận Việt Nam sau đó tiến hành lặn thử nghiệm để tránh việc vi phạm luật hàng hải và luật giao thông đường thuỷ hiện hành của Việt Nam. Nguồn ảnh: TNTS.
Việc chế tạo thử nghiệm và vận hành thành công tàu ngầm Trường Sa 01 được coi là một thành công cực kỳ bất ngờ của Việt Nam, tạo tiền đề về mặt kỹ thuật cho việc chế tạo tàu ngầm trong tương lai và cũng truyền cảm hứng cho không ít công trình tương tự. Nguồn ảnh: TNTS.
Tới năm 2016, tàu ngầm Hoàng Sa Mini lại một lần nữa khiến truyên thông phải sừng sốt. Vẫn một lần nữa, tàu Hoàng Sa mini được chế tạo tại Thái Bình và doanh nhân Nguyễn Quốc Hoà lại đóng vai "tổng công trình sư". Nguồn ảnh: TNTS.
Nếu như tàu ngầm Trường Sa có vẻ ngoài và lớp sơn giống với tàu ngầm quân sự thì Hoàng Sa lại có cấu tạo và cơ chế hoạt động tương đồng với các tàu ngầm lặn nghiên cứu biển, khám phá đại dương trên thế giới hiện nay. Nguồn ảnh: TNTS.
Hệ thống kính trên tàu cho phép người lái quan sát 360 độ xung quanh tàu, tàu Hoàng Sa cũng có cơ chế điều khiển đơn giản hơn Trường Sa, có khả năng đứng lơ lửng trong nước - cực kỳ phù hợp với công tác nghiên cứu lòng biển. Nguồn ảnh: TNTS.
May mắn hơn người anh em của mình, tàu ngầm Hoàng Sa đã được tiến hành thử nghiệm thành công mà không gặp bất cứ sự cố nào. Tuy nhiên, môi trường thử nghiệm của Hoàng Sa mini lại chỉ là ở trong hồ chứ không phải ngoài biển như Trường Sa. Nguồn ảnh: TNTS.
Theo lý thuyết, tàu ngầm Hoàng Sa có khả năng chạy được ở tốc độ tối đa 7 hải lý/giờ, tàu có tự trọng 9 tấn, dài 7 mét, cao 2 mét, ngang 2,5 mét và có thể lặn sâu 50 mét. Nguồn ảnh: TNTS.
Thời gian lặn dựa trên tính toán lý thuyết tối đa có thể lên tới 3 ngày 3 đêm - nghĩa là 72 tiếng liên tục. Tàu có thiết kế thoi dẹt, chở được tối đa hai người. Nguồn ảnh: TNTS.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo
Đầu tiên, nhắc tới những tàu ngầm mini do nông dân Việt Nam tự chế tạo, ấn tượng nhất có lẽ là tàu ngầm Trường Sa 01 được chế tạo bởi một người kỹ sư mang tên Nguyễn Quốc Hoà ở Thái Bình. Nguồn ảnh: VNreview.