Tường tận xe tăng lội nước 'có một không hai' của Việt Nam
Ít ai biết rằng, trong biên chế binh chủng Tăng – Thiết giáp của Quân đội ta hiện tại có tới hai mẫu xe tăng lội nước, ngoài PT-76 đã quá quen thuộc còn có Type 63 hay K63-85.
Chạy được có 200km, xe tăng tối tân nhất Thụy Sĩ còn làm được gì? / Soi chiếc xe tăng phun lửa duy nhất của Mỹ trên chiến trường VN
>> DÒNG BÀI HOT: MÁY BAY BOEING GẶP TAI NẠN THẢM KHỐC
Theo đó K63-85 là định danh của Việt Nam dành cho Type 63, mẫu xe tăng lội nước do Tổng công ty Công nghiệp phương Bắc (NORINCO) sản xuất dựa trên thiết kế của xe tăng PT-76 Liên Xô từ đầu nhũng năm 1960, nhưng có một số cải tiến. Bản thân Type 63 được Trung Quốc viện trợ cho Quân đội ta trong giai đoạn 1970-1971. Nguồn ảnh: QPVN.
Về thiết kế của K63-85, mẫu xe tăng này sở hữu phần khung gầm bánh xích giống với chiếc PT-76 nhưng lớn hơn, phần thân xe có kiểu dáng như một chiếc thuyền và được thiết kế kín nước cho phép chiếc xe tăng này có thể di chuyển dưới nước với vận tốc lên đến 12km/h. Nguồn ảnh: QPVN.
Và để giúp xe tăng K63-85 có thể dễ dàng di chuyển dưới nước hay cơ động trên chiến trường, NORINCO trang bị cho chiếc xe tăng này một bộ giáp khá mỏng từ 10-14mm chỉ có thể chống được đạn súng máy, mảnh bom, pháo. Nguồn ảnh: QPVN.
Điều này giúp trọng lượng chiến đấu của K63-85 chỉ còn khoảng 19.8 tấn, con số này trên PT-76 là 14.6 tấn. Một chiếc K63-85 có chiều dài cơ bản 8,44m, rộng 3,2m, cao 3,1m. Kíp chiến đấu của chiếc xe tăng này lên đến 4 người thay vì 3 như trên PT-76, điều này một phần do nó sử dụng tháp pháo lớn hơn. Nguồn ảnh: QPVN.
Trái tim của chiếc xe tăng này là một động cơ diesel có công suất 402 mã lực, cho phép xe di chuyển với vận tốc tối đa lên đến 64km/h với phạm vi tác chiến trong khoảng 340km. Nếu trong điều kiện thời tiết thuận lợi, K63-85 có thể di chuyển khoảng 100km dưới nước, đây là điều không phải chiếc xe tăng nào cũng có thể làm được. Nguồn ảnh: QPVN.
Trong ảnh là một chiếc K63-85 thuộc biên chế Đại đội 31, Tiểu đoàn 557 thuộc Lữ đoàn 950, Quân khu 9 có nhiệm vụ phòng thủ đảo Phú Quốc. Nguồn ảnh: QPVN.
Được biết Lữ đoàn 950 là một trong những lữ đoàn tăng thiết – giáp “trẻ” nhất của Quân đội ta khi chỉ mới được thành lập vào năm 2014. Nguồn ảnh: QPVN.
Quay lại với K63-85, trong khi PT-76 sử dụng pháo chính 76,2mm thì NORINCO lại trang bị cho K63-85 pháo chính rãnh xoắn K62-85TC cỡ nòng 85mm có uy lực mạnh hơn. Chính vì điều này mà K63-85 sử dụng kiểu tháp pháo hình quả trứng lớn hơn hẳn so với PT-76 để có thể bỏ vừa pháo 85mm. Nguồn ảnh: QPVN.
Với pháo 85mm, K63-85 có thể bắn được các loại đạn chống tăng mạnh hơn so với PT-76, điển hình như đạn chống tăng HEAT có khả năng xuyên giáp dày 495mm ở cự ly bắn 1.000m, trong khi với đạn APFSDS-T thì độ xuyên là 360mm ở cự ly 1.000m. Pháo có tầm bắn lớn nhất là 12,2km, tốc độ bắn 8 viên/phút. Nguồn ảnh: QPVN.
Ngoài pháo chính 85mm, K63-85 còn được trang bị hai vũ khí phụ là súng máy phòng không 12.7mm Type 54 (bản sao DShK của Liên Xô) và súng máy đồng trục 7.62mm Type 59T. Nguồn ảnh: QPVN.
Nhìn chung ở thời điểm hiện tại K63-85 và cả PT-76 đều đã không còn phù hợp với yêu cầu tác chiến của xe tăng trong chiến tranh hiện đại, và lợi thế duy nhất của chúng trên chiến trường là khả năng lội nước và cơ động. Với hỏa lực yếu kém cùng lớp giáp mỏng cả hai mẫu xe tăng cũng khó có thể sống sót trước có tên lửa chống tăng hiện đại. Nguồn ảnh: QPVN.
Từ đó có thể thấy vai trò của K63-85 và PT-76 trong biên chế binh chủng Tăng – Thiết giáp của ta trong tương lai sẽ không gì ngoài nhiệm vụ phòng thủ và hỗ trợ hỏa lực tầm gần cho bộ binh. Bên cạnh đó thời gian phục vụ của hai dòng xe tăng này cũng đã khá dài và đã tới lúc chúng ta cần tính tới phương án nâng cấp và thay thế. Nguồn ảnh: QPVN.
Theo kienthuc.net.vn
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo