UAV CH-4 Trung Quốc “nhái” hàng Mỹ: Giá rẻ đi kèm chất lượng kém
Máy bay không người lái CH-4 từng được coi là phiên bản Trung Quốc của UAV Mỹ MQ-1 Predator, phát triển bởi General Atomics; tuy nhiên truyền thông Trung Quốc luôn khẳng định, CH-4 vượt trội hơn về mọi mặt MQ-1.
Mỹ thử UAV triển khai từ "máy bay mẹ" nhưng không thành / Đức từ chối mua UAV mới của Mỹ
Máy bay không người lái Cảnh Hồng-4 (CH-4) là loại máy bay không người lái (UAV) tương đối tiên tiến của Trung Quốc, được giới quân sự coi là "phiên bản nhái" của UAV Mỹ MQ-1 Predator.
CH-4 là một loại UAV đa năng, tích hợp năng lực trinh sát - tiến công, được phát triển bởi Tập đoàn Khoa học và Công nghiệp Hàng không Vũ trụ Trung Quốc (CASC), lần bay thử đầu tiên vào năm 2010 và được sản xuất hàng loạt vào năm 2011.
UAV CH-4 có hành trình bay liên tục tối đa lên tới 3.500 km và thời gian bay liên tục lên tới 30 giờ. CH-4 có thiết kế cánh phẳng, với sáu giá treo dưới cánh, có thể mang được nhiều loại vũ khí khác nahau.
CH-4 có thể mang tên lửa không đối đất AR-1 được phát triển riêng cho máy bay trực thăng, cũng có thể mang tên lửa chống tăng phóng từ trên không, rocket hoặc bom thông thường để thực hiện nhiệm vụ tiến công mục tiêu mặt đất.
CH-4B là phiên bản cải tiến mới nhất của CH-4, tính năng của máy bay không người lái này được nâng cấp nhiều so với mẫu CH-4 cơ bản ban đầu; trong đó hành trình bay tăng từ 3.500 km ban đầu lên 5.000 km, thời gian bay liên tục từ 30 giờ tăng lên 40 giờ, tải trọng tăng từ 115 kg lên 350 kg, hơn nữa có thể sử dụng giá treo bằng composite, trần bay từ 5.000 m ban đầu được tăng lên 7.000 m.
Về lý thuyết, CH-4B có thể tránh hiệu quả các loại pháo phòng không cỡ nhỏ hiện nay và hầu hết các loại tên lửa phòng không vác vai. CH-4 có thời gian bay hành trình rất xa, vì vậy nó có thể tiến hành các hoạt động tuần tra, giám sát một khu vực nhất định trong thời gian dài trên không.
Do CH-4B thuộc loại UAV hoạt động ở tầm trung cao, được trang bị hệ thống quan sát radar/quang học độ chính xác cao, để theo dõi mục tiêu mặt đất trong phạm vi rộng, với thời gian hoạt động liên tục trên không lên tới 40 giờ; do đó bất kỳ hành động nào của đối phương dưới mặt đất đều sẽ bị theo dõi và truyền trực tiếp về sở chỉ huy theo thời gian thực.
Ngoài hệ thống quan sát, CH-4 còn khả năng mang 350 kg vũ khí trên sáu giá treo dưới cánh, những vũ khí được trang bị có thể là vũ khí có hoặc không có điều khiển. Đối với các mục tiêu vận động, CH-4 có hiệu quả tiến công rất tốt. Cũng như nhiều loại vũ khí khác, UAV CH-4 của Trung Quốc đầu tiên được xuất khẩu sang Iraq để sử dụng chống lại nhà nước Hồi giáo tự xưng IS với giá chỉ có 2 triệu USD chiếc (để so sánh, chi phí sản xuất chiếc MQ-1 Predator đã là 4,5 triệu USD).
Vào đầu năm 2018, quân đội Iraq đã đặt mua phiên bản mới nhất của UAV CH-4B. Giai đoạn từ tháng 10/2015 đến tháng 2/2018, các UAV CH-4 của Iraq được cho là đã thực hiện ít nhất 260 vụ không kích khủng bố IS; trong giai đoạn cao điểm, mỗi tháng Iraq đã đặt mua hàng trăm tên lửa không đối đất AR-1 chuyên dùng cho UAV CH-4.
Do thiếu máy bay chiến đấu, Quân đội Iraq phải sử dụng CH-4 làm máy bay tiến công hạng nhẹ, đối đầu trực tiếp với lực lượng vũ trang IS; CH-4 sử dụng tên lửa dẫn đường chính xác trên máy bay để tiêu diệt các phần tử cực đoan này. Sau Iraq, các quốc gia khác như Ai Cập và Arab Saudi cũng mua UAV và tên lửa đi kèm do Trung Quốc sản xuất. Đặc biệt là Arab Saudi đã sử dụng UAV CH-4 với quy mô lớn trên chiến trường Yemen, dùng làm phương tiện trinh sát - tiến công lực lượng vũ trang Houthi.
Nhưng giá thấp thì thường kèm chất lượng không cao, theo một báo cáo gần đây của Chính phủ Mỹ, tính tới hết tháng 6/2019, chỉ còn duy nhất một UAV CH-4B trên tổng số 10 chiếc loại này mà Iraq mua từ Trung Quốc là có khả năng hoàn thành nhiệm vụ.
Nhưng Iraq không phải là quốc gia duy nhất gặp phải những vấn đề này cũng như chất lượng của các UAV mua từ Trung Quốc; Jordan cho biết, số UAV CH-4B của họ đã không phát huy được hiệu quả như kỳ vọng và đang có kế hoạch loại biên bằng cách bán lại cho các quốc gia khác.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo