Quốc tế

UAV tấn công siêu thanh đầu tiên trên thế giới xuất hiện tại Đông Nam Á

UAV tấn công siêu thanh đầu tiên trên thế giới do Singapore nghiên cứu chế tạo đã nhận được sự thán phục từ nhiều cường quốc quân sự.

Tàu ngầm Nga “không nước nào có” – Chìa khóa cân bằng quân sự với Mỹ / Cuộc đua vũ khí siêu thanh ngay trong nội bộ Mỹ

Bộ Quốc phòng Singapore đã đặt mục tiêu tạo ra một chiếc UAV tấn công siêu thanh đầu tiên trên thế giới, đây là phương tiện đa chức năng có khả năng tiêu diệt các mục tiêu trên không và mặt đất, thực hiện trinh sát, hộ tống máy bay có người lái và nhiều nhiệm vụ khác.

Ở giai đoạn này, công ty địa phương Kelley Aerospace đang thực hiện dự án bằng chi phí của mình, nhưng dự kiến nó sẽ sớm nhận được nguồn tài trợ đáng kể từ ngân sách chính phủ.

"Chiếc UAV nói trên sẽ có khả năng tấn công các mục tiêu quan trọng với tốc độ cực nhanh, vượt quá khả năng phản ứng kịp thời trước mối đe dọa của đối phương", đại diện nhà phát triển cho biết.

Máy bay không người lái siêu thanh có tên Arrow sẽ được cấu tạo bằng sợi carbon. Thiết kế của nó cho phép đạt tốc độ Mach 2 - 2,1. Trọng lượng cất cánh tối đa lên tới 16 800 kg, chiều dài 14 m, sải cánh 9 m.

Quãng đường bay của chiếc Arrow là hơn 4.000 km mà không cần tiếp nhiên liệu, nhà sản xuất để ngỏ khả năng mang theo thùng nhiên liệu bên ngoài để nối dài phạm vi tác chiến, nhưng sẽ phải hy sinh tính tàng hình.

UAV sẽ có khả năng cất cánh tự động và được điều khiển từ xa dưới mặt đất bởi hai người, hoặc từ một máy bay có người lái. Dự kiến mỗi UAV Arrow sẽ có giá từ 9 triệu đến 16 triệu USD.

"UAV Arrow được thiết kế để hộ tống máy bay chiến đấu, đồng thời có thể làm mồi cho tên lửa đất đối không, tiêm kích, gây nhiễu liên lạc và tìm kiếm radar cũng như tiêu diệt các mục tiêu mặt đất", nguồn tin cho biết.

Công ty Kelley Aerospace bắt đầu phát triển UAV Arrow vào năm 2012. Hai năm sau, họ cho ra mắt mô hình đầu tiên ở Israel dưới dạng phiên bản thu nhỏ với chiều dài chỉ 4 mét.

Phiên bản kích thước đầy đủ dự kiến được thử nghiệm vào tháng 1/2022, để kiểm tra khả năng chịu đựng tốc độ cao, tải trọng lớn của UAV và đánh giá khả năng điều khiển từ mặt đất.

Đồng thời, 4 máy bay không người lái sẽ được thử nghiệm cùng lúc, chúng cất cánh từ những sân bay nằm trên đất Mỹ, Australia, Israel và Cộng hòa Séc sau khi Singapore gửi lệnh kích hoạt, đây là tính năng cực kỳ đáng chú ý.

Tuy nhiên một số chuyên gia tỏ ra nghi ngờ về triển vọng của dự án. Đặc biệt họ chỉ ra rằng các cánh hình tam giác không ổn định về mặt khí động học, vì vậy cần phải có một máy tính rất mạnh để điều khiển chúng trong quá trình bay.

Cần lưu ý về việc phần mềm sẽ có phản ứng nhanh hơn nhiều do chế độ bay siêu âm, đây là một rào cản kỹ thuật thực sự nghiêm trọng cần được khắc phục, các chuyên gia giải thích.

Trong khi đó tại Trung Quốc, một máy bay không người lái độc nhất vô nhị hiện đang được chuẩn bị để bắt đầu đánh giá thử nghiệm, nó có khả năng đạt tốc độ Mach 30, nhanh hơn cả hệ thống tên lửa Avangard của Nga.

Phương tiện bay này được cho là chiếc WZ-8, theo Sohu, các cuộc thử nghiệm đối với máy bay không người lái độc nhất vô nhị đã hoàn tất thành công và việc chuẩn bị đang được tiến hành để bắt đầu sản xuất hàng loạt.

Nhiệm vụ quan trọng của chiếc WZ-8 sẽ sẽ là thực hiện nhiệm vụ do thám và theo một số nguồn tin, nó sẽ tiến hành cả những cuộc tấn công bằng vũ khí nhiệt hạch trong vai trò UAV tự sát.

Nga đang cố gắng tăng tốc tên lửa siêu thanh Avangard lên Mach 27, tuy nhiên Trung Quốc đã vượt qua một cách nhanh chóng, đặc biệt hơn đây không phải đơn vị cơ động chiến đấu mà là một máy bay không người lái.

Tuy vậy chiếc WZ-8 không được đánh giá cao như Arrow của Singapore, bởi chức năng chính của nó vẫn là trinh sát và không thể thực hiện vai trò tấn công mục tiêu mặt đất như một máy bay thông thường mà phải hoán cải sang chức năng tên lửa.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm