Ukraine có thể làm gì để đối phó “sát thủ bầu trời” của Nga?
Ukraine có thể làm gì để đối phó “sát thủ bầu trời” của Nga? / Nga nói gì khi Ukraine tuyên bố tên lửa ATACMS đã phá hủy S-500?
Trong những tháng gần đây, Nga đã tấn công quân đội Ukraine trên tiền tuyến và các thành phố bằng bom lượn. Chúng là những quả bom lớn, rơi tự do được trang bị thêm cánh và hệ thống định vị vệ tinh, hoạt động tương tự như các vũ khí được trang bị Bom tấn công trực diện phối hợp (JDAM) của Mỹ.
Hiện nay, Ukraine hầu như có rất ít biện pháp đối phó với các cuộc tấn công bằng bom lượn.
Nga đã phóng hàng trăm quả bom lượn mỗi tuần nhằm vào các mục tiêu của Ukraine ở trên và sau tiền tuyến. Những quả bom này nhỏ và rất khó để phát hiện trên radar. Chúng không sử dụng hệ thống đẩy hay tỏa nhiệt để các thiết bị khác có thể phát hiện. Chiến đấu cơ Nga đã phóng bom lượn cách xa hàng chục km phía sau tiền tuyến trong một khu vực tương đối an toàn.
Tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết 3.000 quả bom lượn đã được Nga phóng vào các mục tiêu của Ukraine hồi tháng 3. Theo ông, Kiev sẽ cần nhiều hệ thống phòng không Patriot hơn để ngăn chặn những quả bom này phá hủy các cơ sở hạ tầng. Mỹ sẽ cung cấp thêm cho Ukraine tổ hợp Patriot nhưng tên lửa sử dụng cho hệ thống này rất đắt đỏ.
Một quả bom lượn được thả từ chiến đấu cơ Nga tại một địa điểm không được tiết lộ. Ảnh: AP
Giải pháp thực tế nhất để đối phó với bom lượn là phá hủy chiến đấu cơ phóng chúng trên mặt đất hoặc trên không. Điều này có thể được thực hiện bằng cách triển khai kết hợp tên lửa chiến thuật, tên lửa không đối không và tác chiến điện tử.
Ukraine đang sử dụng thành thạo các tên lửa chiến thuật và UAV nhằm vào các mục tiêu trên mặt đất. Hồi tháng 5, tên lửa tầm xa ATACMS do Mỹ sản xuất được cho là đã phá hủy 3 máy bay chiến đấu ở Crimea.
Tháng 6, Ukraine tuyên bố đã phóng ít nhất 70 UAV nhắm vào một sân bay của Nga ở xa và phá hủy 3 chiến đấu cơ được thiết kế để triển khai bom lượn.
Dưới chính sách được nới lỏng gần đây của Mỹ, Ukraine có thể phóng ATACMS nhằm vào các lực lượng của Nga đang hoặc chuẩn bị tấn công nước này. Tuy nhiên Kiev cho biết, chính sách này chỉ áp dụng với các mục tiêu nằm sâu khoảng gần 100km trong lãnh thổ Nga.
Một số nhà quan sát phương Tây cho rằng Mỹ nên cho phép Ukraine sử dụng ATACMS để tấn công các sân bay ở xa. Thậm chí, nếu cần tầm hoạt động xa hơn, Mỹ có thể cung cấp các tên lửa JASSM (Joint Air-to-Surface Standoff Missile) tấn công mặt đất phóng từ trên không.
Các phương tiện sắp được chuyển giao của phương Tây cho Ukraine cũng là một giải pháp để vô hiệu hóa bom lượn. Kiev có lẽ sẽ sớm nhận được chiến đấu cơ F-16 của châu Âu và 2 máy bay cảnh báo sớm của Thụy Điển.
Việc phối hợp các phương tiện này sẽ tạo nên một khả năng mới cho Ukraine, đặc biệt nếu Mỹ cung cấp tên lửa không đối không AMRAAM tầm xa. Chúng có thể tấn công nhiều chiến đấu cơ trước khi những quả bom được triển khai. Các tên lửa AMRAAM được trang bị đầu dẫn đường radar chủ động cũng có tầm hoạt động xa hơn bom lượn.
Máy bay cảnh báo sớm của Thụy Điển sẽ tăng thêm sức mạnh cho quân đội Ukraine. Chúng có thể xác định các mục tiêu cách 250 hải lý và phát hiện các radar trên không và trên mặt đất. Đây là phương tiện cần thiết để theo dấu cũng như phá hủy các chiến đấu cơ và hệ thống phòng không ở xa.
Mặc dù các chiến đấu cơ F-16 được chuyển cho Ukraine đã cũ nhưng chúng vẫn có nhiều thiết bị điện tử hiện đại, trong đó có thể bao gồm Link16, một hệ thống theo tiêu chuẩn NATO được sử dụng để trao đổi dữ liệu chiến thuật.
Thời gian tới, Mỹ có thể sẽ hỗ trợ Ukraine tăng cường lực lượng không quân. Một số tiêm kích F-16 đã loại biên hoặc máy bay cảnh báo sớm E-2 Hawkeye của Hải quân được lưu trong kho ở Arizona có thể được tân trang để cung cấp cho Kiev.
Tác chiến điện tử là một cách nữa để đánh bại bom lượn bằng cách gây nhiễu hệ thống định vị vệ tinh GLONASS hoặc GPS của nó. Tác chiến điện tử có hiệu quả đối phó với một số hệ thống so với những hệ thống khác. Để bảo vệ các cơ sở hạ tầng quan trọng, Ukraine sẽ cần các thiết bị gây nhiễu hiện đại nhằm ngăn chặn các tín hiệu vệ tinh trên phạm vi rộng.
Một quả bom lượn có lẽ sẽ phụ thuộc vào hệ thống dẫn đường quán tính dự phòng nếu hệ thống định vị vệ tinh ngừng hoạt động nhưng chúng sẽ trở nên ít chính xác hơn khi nhắm vào mục tiêu.
Trong tác chiến, hiếm khi có những viên đạn bạc. Giao tranh thường đòi hỏi kết hợp nhiều khả năng và việc sử dụng đổi mới cũng như linh hoạt các phương tiện. Cả hai yêu cầu này đều cần thiết để Ukraine có thể đánh bại mối đe dọa từ bom lượn của Nga. Các tên lửa chiến thuật tầm xa, các chiến đấu cơ F-16 và máy bay cảnh báo sớm cùng với các công cụ tác chiến điện tử và những chính sách linh động hơn của Mỹ có thể trao cho Ukraine một khả năng mới để đối phó với Moscow.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Nhiệm kỳ lần thứ 2 của Tổng thống Donald Trump đánh dấu kỷ nguyên mới cho tiền điện tử
Tổng thống Donald Trump nhậm chức: Giá vàng thay đổi chóng mặt, Việt Nam sẽ ảnh hưởng như thế nào?
Quá khứ 'hot boy nổi loạn' của Tổng thống Donald Trump và cú thay đổi ngoạn mục sau khi chuyển trường
Ông Donald Trump tuyên thệ nhậm chức, chính thức trở thành Tổng thống thứ 47 của Mỹ
Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump ký gần 100 sắc lệnh hành pháp
Vì sao Tổng thống Donald Trump tuyệt đối không nhắc đến Nga hay Ukraine khi phát biểu nhậm chức?