Quốc tế

Ukraine đã “phù phép” tên lửa để thách thức Nga như thế nào?

Vừa qua, Ukraine đã “phù phép” tên lửa đất đối không để tiêu diệt mục tiêu trên biển ngay trước “cửa nhà” Nga. Chuyên gia Nga cảnh báo Ukraine sẽ nhận hậu quả nặng nề nếu dùng tên lửa này tấn công tàu Nga.

Kho vũ khí cơ bản của Quân đội Nhân dân Lào có gì đặc biệt? / Lực lượng Hải quân Đánh bộ Việt Nam anh hùng, tinh nhuệ thế nào?

Mới đây, truyền thông Ukraine cho biết, Kiev đã tiến hành một vụ thử tên lửa “kỳ lạ”. Hai tên lửa phòng không S-125 bất ngờ được phóng tại địa điểm thử nghiệm của Ukraine, tuy nhiên, hai tên lửa không tấn công máy bay mà bắn trúng một con tàu khổng lồ và đánh chìm nó. Điều này dẫn đến sự quan tâm đặc biệt của Nga, Tổng thống Putin thậm chí đã kết thúc chuyến thăm ngoại giao của mình và ngay lập tức trở về Moscow.

Nguồn tin quân sự Nga cho biết, con tàu bị đánh chìm ngay trước “cửa nhà” của Nga, Ukraine có thể sẽ sử dụng công nghệ này để tấn công tàu chiến Nga. Một số chuyên gia Nga cảnh báo rằng đây là một vấn đề lớn, nếu Ukraine sử dụng nó để tấn công tàu chiến Nga, thì Ukraine sẽ nhận hậu quả “không tưởng tượng được”.

Hiện trường vụ thử tên lửa S-125 của Ukraine ngay trước “cửa nhà” Nga. Nguồn: Sohu

Tên lửa phòng không S-125 là tên lửa kiểu cũ của Nga, còn được gọi là tên lửa phòng không Sam-3. Trong cuộc thử nghiệm vừa qua, 8 lần phóng tên lửa đều tấn công chính xác vào các mục tiêu, đây là tên lửa đất đối không thế hệ thứ hai của Nga, nó là một trong những loại tên lửa có độ sát thương lớn, có thể đánh chặn nhiều mục tiêu đột kích tầm thấp cùng một lúc. Trên thực tế, tên lửa S-125 ban đầu được trang bị cho Không quân Liên Xô, hiện nay nó đã được Ukraine kế thừa và hoàn thành nâng cấp.

Tấn công tàu chiến bằng tên lửa phòng không không phải là công nghệ mới, tên lửa phòng không S-125 sử dụng công nghệ dẫn đường chỉ huy vô tuyến điện, tức là trạm điều khiển mặt đất sử dụng vô tuyến điện để điều khiển quỹ đạo bay của tên lửa, chỉ cần được sửa đổi một chút bởi trạm điều khiển là đã có thể sử dụng để tấn công các tàu chiến trên biển. Tên lửa S-125 có kích thước lớn và mang theo lượng thuốc nổ lớn, uy lực khi tấn công tàu rất mạnh. Trước đó, cũng có một số quốc gia nâng cấp các căn cứ mặt đất của tên lửa S-125 để tạo thành tên lửa đất đối đất, hiệu quả cũng tương tự các tên lửa đất đối đất chuyên dụng.

Tên lửa S-125 do Nga chế tạo và được Ukraine nâng cấp. Nguồn: Sohu

Trên thực tế, Ukraine đã hoàn toàn “nghiêng” về phương Tây, và “rũ bỏ” quan hệ với Nga. Mỹ nắm được mâu thuẫn giữa Nga với Ukraine và “sử dụng” thành công Ukraine làm “công cụ” để kiềm chế Nga, đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng trong “trò chơi” Nga - Mỹ. Truyền thông Trung Quốc cho rằng, cuộc thử nghiệm vừa qua của Ukraine là một hành động khiêu khích đối với Nga. Ngoài ra, gần đây Ukraine cũng công bố một cuộc tập trận tên lửa ở khu vực biên giới Crimea, đây chắc chắn là một mối đe dọa lớn đối với Nga.

Có thể, khi thời cơ “chín muồi” Nga sẽ tiến hành một cuộc chiến tổng lực để thu hồi Ukraine, tuy nhiên hiện tại để làm được điều này Nga sẽ phải trả một giá đắt, do Ukraine hiện có một số lượng lớn tên lửa phòng không S-125, nếu được chuyển đổi thành mô hình tấn công trên biển, sẽ tạo thành mối đe dọa lớn đối với tàu chiến Nga. Vì vậy để bảo vệ sự an toàn của hải quân, trước mắt Nga chỉ có thể phô diễn sức mạnh tuyệt đối của mình cảnh báo Ukraine, để Ukraine không dám sử dụng những vũ khí này.

 

Tên lửa “không thể bắn hạ” Molnia do Ukraine chế tạo. Nguồn: Sohu

Ngoài tên lửa S-125, vừa qua, tại Triển lãm Arms and Security – 2019, Ukraine cũng giới thiệu tên lửa siêu thanh đối hạm “không thể đánh chặn” mang tên Molnia (Bliskavka), đây là tên lửa do Ukraine thiết kế để tự bảo vệ, chống lại Nga. Tốc độ của Molnia khoảng 2.000-2.500 km/h và sẽ được Ukraine trang bị cho máy bay Su-27 và Su24M của Không quân Ukraine. Theo chuyên gia quân sự Oleg Zhdanov, trên thế giới hiện không có loại vũ khí nào có thể bắn hạ tên lửa Molnia của Ukraine. Loại tên lửa này có thể được sử dụng để đối phó với Hạm đội Biển Đen của Nga và đội tàu Nga ở Biển Azov.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm