Quốc tế

Ukraine điều động hàng loạt tổ hợp Tunguska tới sát Donbass

Quân đội Ukraine đã triển khai các tổ hợp phòng không 9K22 Tunguska tới sát giới tuyến ngừng bắn tại Donbass.

Quân đội Ukraine vẫn đang khẩn trương tăng cường lực lượng về phía giới tuyến tạm thời ở Donbass.

Ngoài xe tăng, thiết giáp hay trọng pháo... thu hút nhiều sự chú ý của truyền thông quốc tế chính là số lượng lớn và đa dạng chủng loại các tổ hợp tên lửa phòng không từ tầm ngắn đến tầm xa, bao gồm S-300PS, S-300V1, Buk-M1, Tor-M1...

Động thái trên của Quân đội Ukraine ban đầu gây ra một số thắc mắc, đó là tại sao họ phải huy động số lượng hùng hậu các đơn vị phòng không đến vậy khi quân ly khai hoàn toàn thiếu vắng hàng không quân sự.

Điều này chỉ có thể được giải thích đó là do chính quyền Kiev lo ngại hành động từ Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga, nhất là khi Tổng thống Vladimir Putin đã thẳng thắn tuyên bố sẽ không bỏ rơi Donbass.

Trong diễn biến mới nhất, đã ghi nhận sự có mặt tại điểm nóng các tổ hợp tên lửa - pháo phòng không tầm thấp Tunguska.

Ukraine dieu dong hang loat to hop Tunguska toi sat Donbass
Quân đội Ukraine điều động các tổ hợp tên lửa - pháo phòng không tầm thấp Tunguska tới điểm nóng

Quân đội Ukraine được thừa hưởng từ Liên Xô 80 hệ thống 9K22 Tunguska. Hiện tại, 75 tổ hợp vẫn đang hoạt động. Ít nhất 2 phương tiện đã bị mất trong cuộc xung đột vũ trang ở Donbass, vụ cuối cùng xảy ra ở khu vực Debaltsevo vào đầu năm 2015.

Tunguska được tích hợp 2 pháo cao tốc 2A38 cỡ 30 mm có tốc độ bắn 1.950 - 2.500 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 0,2 - 4 km; sơ tốc đạn 960 m/s. Tên lửa của Tunguska là 9M311 Sosna-R nặng 57 km, mang theo đầu đạn 9 kg, cơ chế dẫn đường qua sóng radio; tầm bắn tối đa 8 km; trần bay 3,5 km; vận tốc 1.100 m/s.

Theo công bố từ Kiev, các hệ thống tên lửa phòng không này đã bắn hạ một số máy bay không người lái của phe ly khai khi chúng tiến hành trinh sát, cho thấy đây là vũ khí rất đáng gờm.

Mặc dù vậy báo chí Nga cho rằng vào năm 2018, việc sửa chữa các tổ hợp Tunguska mà Ukraine lấy ra từ kho dự trữ đã được thực hiện, nhưng chúng không trải qua quá trình hiện đại hóa, dẫn đến nghi ngờ về tính năng.

Nếu pháo tự động 2A38 vẫn có thể tấn công hiệu quả các mục tiêu trên không, thì sẽ có những nghi ngờ về tên lửa dẫn đường 9M311 khi "tuổi đời" của chúng đã hơn 30 tuổi và theo quy tắc thì đã phải bị mang đi tiêu hủy.

 

Từng xuất hiện thông tin về việc Quân đội Ukraine nghiên cứu chế tạo cho tổ hợp Tunguska của họ một loại tên lửa dẫn đường mới, nhưng chưa rõ dự án đã hoàn thành hay chưa.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo