Quốc tế

Ukraine không đủ vũ khí đánh chặn tên lửa Nga

Washington Post dẫn lời các quan chức Mỹ cho biết, kho vũ khí phòng không của Ukraine sẽ sớm cạn kiệt vào cuối tháng 3 nếu không được các nước đồng minh bổ sung.

Tàu ngầm hạt nhân tuyệt mật Losharik sắp trở lại hạm đội / Houthi vượt Mỹ về tên lửa siêu thanh

Nguồn tin của Washington Post nói thêm, Ukraine từng đưa ra cảnh báo về việc nước này sắp hết đạn tên lửa phòng không trong một hội nghị an ninh ở châu Âu vào tháng 2.

Cùng với việc mất đi nguồn cung đạn dược, phòng không Ukraine trước đây từng bắn hạ 4/5 mục tiêu bay của Nga thì con số này giờ đây chỉ còn 1/5 mục tiêu. Thiếu hụt vũ khí phòng không cũng sẽ tác động không nhỏ đến các thành phố lớn của Ukraine nếu bị Nga tấn công.

Từ cuối năm 2022, Nga đã thực hiện một chiến dịch không kích quy mô lớn bằng tên lửa và máy bay không người lái nhằm vào các mục tiêu quân sự, các cơ sở công nghiệp - quốc phòng và cơ sở hạ tầng quan trọng của Ukraine. Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết mục tiêu của các cuộc tấn công là nhằm khiến Ukraine mất dần tiềm lực quân sự.

Các hệ thống phòng không của Ukraine sẽ sớm hết đạn vào cuối tháng 3 nếu không được đồng minh viện trợ.

Các hệ thống phòng không của Ukraine sẽ sớm hết đạn vào cuối tháng 3 nếu không được đồng minh viện trợ.

Không chỉ thiếu hụt đạn dược, quân đội Ukraine cũng đối mặt với việc các hệ thống phòng không tiên tiến của nước liên tiếp bị Nga phát hiện và phá hủy. Theo Bộ Quốc phòng Nga, quân đội nước này đã phá hủy một đơn vị tên lửa phòng không Patriot của Ukraine ở khu vực Kharkov hôm 13/3.

Cũng trong tuần trước Bộ Quốc phòng Nga còn cho đăng tải đoạn video không kích chính xác phá hủy một hệ thống tên lửa S-300 của Ukraine ở Donetsk.

Nguồn tin của Washington Post cũng cảnh báo về khả năng xảy ra sự sụp đổ dây chuyền trên các phòng tuyến của Ukraine kèm theo đó là thương vong lớn cho Kiev. Điều này chỉ có thể thay đổi nếu Kiev nhận thêm viện trợ từ Mỹ.

Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã cố gắng thúc đẩy thêm 60 tỷ USD hỗ trợ cho Ukraine kể từ tháng 10 năm ngoái, nhưng cho đến nay vẫn chưa được Hạ viện Mỹ thông qua khi nó không được các thành viên đảng Cộng hòa ủng hộ.

 

Về phần mình, Moskva đã nhiều lần cảnh báo rằng việc Mỹ, Liên minh châu Âu và các đồng minh tiếp tục chuyển vũ khí cho Kiev sẽ không ngăn cản Nga giành được các mục tiêu trong hoạt động quân sự và làm cuộc xung đột kéo dài.

Theo các quan chức Nga, việc cung cấp vũ khí, chia sẻ thông tin tình báo và huấn luyện quân đội Ukraine cũng đồng nghĩa rằng các quốc gia phương Tây đã trở thành các bên tham gia cuộc xung đột.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm