Ưu thế mạnh nhất của Nga sắp bị Ukraine và phương Tây đảo ngược?
Ukraine loay hoay tìm cách vượt bãi mìn và đối phó trực thăng sát thủ của Nga / Lối đánh mới của Ukraine trước “bức tường thép” phòng tuyến Nga
Pháo tự hành của quân đội Nga khai hỏa (Ảnh: Defense Express).
Ông trùm Wagner từng kêu thiếu đạn
Trước cuộc nổi loạn vừa qua, ông trùm Prigozhin cáo buộc Bộ Quốc phòng Nga đã giữ lại đạn của lực lượng Wagner trong khi kho của Quân đội Nga có nhiều đạn, khiến các tay súng của ông gặp nhiều khó khăn và thương vong. Nhưng sự thật có phải như vậy?
Trên thực tế, khi lực lượng Wagner đang tiến công ở Bakhmut, quân đội Nga cũng chiến đấu trên các mặt trận khác và có nơi lực lượng chính quy bị thiếu đạn cục bộ, tức là cùng khó khăn như nhau.
Do vậy, cáo buộc của Wagner rằng Nga chủ trương không tiếp tế đạn pháo cho lực lượng này là không thỏa đáng.
Hơn nữa, vào thời điểm đó ai cũng biết quân đội Ukraine đang lên kế hoạch phản công với sự hỗ trợ của phương Tây, mỗi ngày một lượng lớn trang bị và đạn dược được chuyển cho Kiev. Điều đó buộc Bộ Quốc phòng Nga phải tính toán, cân đối tích trữ nguồn dự trữ hậu cần, sẵn sàng cho đánh lớn.
Nhờ sự chuẩn bị kỹ càng, quân đội Nga đã khai thác tối đa ưu thế không quân và pháo binh, khiến cuộc phản công của Ukraine bắt đầu từ hôm 4/6 diễn ra không suôn sẻ, tổn thất lớn.
Nhiều xe tăng, thiết giáp Ukraine bị Nga phá hủy tại mặt trận Zaporizhia (Ảnh: cắt từ video của Bộ Quốc phòng Nga).
Ưu thế vượt trội về pháo binh của Nga sắp bị đảo ngược?
Washington Post dẫn nguồn từ một quan chức quân sự Ukraine giấu tên cho biết trong tháng 4, dù thiếu đạn pháo, Ukraine vẫn bắn khoảng 7.700 quả mỗi ngày. Trong khi đó, theo một số ước tính, phía Nga đã bắn số đạn pháo nhiều hơn Ukraine gấp 3, thậm chí gấp 4-5 lần, tức trên 20.000 quả mỗi ngày.
Theo AP, với cường độ bắn 6.000-8.000 quả đạn pháo mỗi ngày thì cứ 2 ngày Ukraine tiêu thụ hết số đạn pháo Mỹ sản xuất được trong một tháng ở giai đoạn trước khi bùng nổ xung đột.
Gần đây, mặc dù quân đội Nga vẫn có ưu thế về hỏa lực pháo binh, nhưng khi ngành công nghiệp quốc phòng phương Tây dần mở rộng năng lực sản xuất, tình hình này đang dần đảo ngược. Có lẽ ngay khi sang năm 2024, ưu thế về pháo binh sẽ thuộc về quân đội Ukraine.
Theo DefenseOne, Douglas Bush, Trợ lý của Tư lệnh Lục quân Mỹ, tiết lộ rằng, sản lượng đạn pháo hàng tháng hiện tại của Mỹ đã tăng từ 14.000 viên trước xung đột Nga - Ukraine lên 24.000 viên hiện tại và đến đầu năm 2025, sản lượng đạn pháo hàng tháng sẽ tăng lên 70.000 đến 80.000 viên.
So với Mỹ, các quốc gia EU sản xuất nhiều đạn pháo hơn, riêng công ty quốc phòng Rheinmetall của Đức hiện có sản lượng hàng tháng gần 40.000 viên đạn pháo.
Nếu Rheinmetall nhận được hỗ trợ tài chính từ EU hoặc chính phủ Đức, họ có thể tăng lên 60.000 viên đạn pháo/tháng vào năm tới. Tất nhiên, công ty này không chỉ sản xuất đạn pháo cỡ 155mm, mà còn cả đạn pháo tăng cỡ 120mm.
Sự hỗ trợ của Mỹ, Liên minh châu Âu cùng các quốc gia và tổ chức khác, dự kiến có thể đáp ứng mức tiêu thụ đạn pháo của quân đội Ukraine ở mức 100.000 viên mỗi tháng vào năm tới.
Pháo tự hành CAESAR của Ukraine khai hỏa về các vị trí của Nga ở miền Đông (Ảnh: AFP).
Câu hỏi đặt ra là ngành công nghiệp quốc phòng Nga liệu có đáp ứng yêu cầu về đạn pháo rất lớn của quân đội Nga, khi Quân đội Ukraine đang được tăng tốc tiếp sức trong cuộc đối đầu về hậu cần này?
>> Xem thêm: Ông Medvedev nêu ra hai cách để tháo gỡ đối đầu trên thế giới
Theo Bộ Quốc phòng Nga, ngành công nghiệp quốc phòng Nga hiện có thể sản xuất khoảng 120.000 viên đạn cỡ lớn mỗi tháng. Đạn cỡ lớn được đề cập ở đây là cỡ 100mm trở lên bao gồm, đạn pháo 152mm, 122mm, đạn pháo tăng 125mm, đạn cối 120mm và hai loại rocket 122mm và 130mm.
Do năng lực sản xuất ở hậu phương chưa đáp ứng kịp cho chiến trường tiêu thụ, vậy Quân đội Nga giải quyết với tình huống này ra sao?
>> Xem thêm: 'Lỗ hổng' về phòng không của châu Âu
Theo các nguồn tin của Nga, hiện họ "động viên" tất cả các loại đạn pháo có thể đưa ra chiến trường, bao gồm cả những loại đạn cấp 4, tức là loại đạn đã xuống cấp nặng, muốn sử dụng, phải được kiểm tra nghiêm ngặt.
Nhưng bây giờ, rõ ràng là Quân đội Nga không có thời gian và không đủ nhân lực, vì vậy họ chỉ có thể được gửi thẳng đến chiến trường, để cho các đơn vị pháo binh tự kiểm tra xem lô đạn nào có thể bắn được, lô nào không bắn được, tiềm ẩn nhiều rủi ro.
>> Xem thêm: Nhà báo người Mỹ nói về thất bại trong cuộc phản công của LLVT Ukraine
Pháo 2S5 Giatsint-S của Nga (Ảnh: TASS).
Hiện tại, trong bối cảnh Ukraine phản công, quân đội Nga có thể tiêu thụ nhiều nhất khoảng 50.000 viên đạn pháo mỗi ngày, không còn "mạnh tay" bắn đến 70.000 đến 80.000 viên hoặc thậm chí nhiều hơn khi tiến hành bao vây thành phố Severodonetsk - Lisichansk vào tháng 6 năm ngoái.
Ở phía ngược lại, trong cuộc phản công hiện nay, Quân đội Ukraine có thể bắn tới 15.000 viên đạn pháo mỗi ngày.
>> Xem thêm: Lính Ukraine kinh hoàng trước phương tiện chiến đấu của Nga
Tuy nhiên, trên thực tế, cả hai bên khó có thể duy trì mức tiêu thụ đạn pháo với cường độ cao như vậy trong thời gian dài, vì không có nền công nghiệp quốc phòng nào đáp ứng đủ nhu cầu của họ, nhất là với Ukraine.
End of content
Không có tin nào tiếp theo