Uy lực lá chắn thép trên chiến hạm Mỹ vừa bắn hạ máy bay Iran
Hành động bắn rơi máy bay không người lái Iran được xem như câu trả lời của Mỹ trước việc chiếc UAV trinh sát tầm cao RQ-4A Global Hawk của họ bị hạ gục vào tháng trước.
Bố nạn nhân Trung Quốc đòi xác con trong phiên tòa chấn động nước Mỹ / Ấn Độ mua cùng lúc 18 tiêm kích, lại là Su-30MKI được xướng tên
Tổng thống Donald Trump vừa cho biết, một tàu chiến của hải quân Mỹ đã bắn hạ ngay lập tức máy bay không người lái cánh cố định (UAS) của Iran khi nó đang tiếp cận ở cự ly nguy hiểm chỉ cách chưa đầy 1 km.
Chiếc chiến hạm đã bắn hạ máy bay không người lái Iran chính là tàu đổ bộ tấn công USS Boxer (LHD-4) thuộc lớp Wasp, con tàu đang có mặt tại vịnh Ba Tư để gây áp lực lên Tehran.
Vũ khí mà tàu đổ bộ tấn công USS Boxer đã sử dụng để bắn hạ UAS Iran theo nhận định ban đầu chính là tổ hợp pháo phòng không cao tốc Mk 15 Phalanx CIWS.
Hệ thống Phalanx Mark 15 là tổ hợp khép kín tích hợp bao gồm pháo, đạn và radar lắp trên một bệ mang duy nhất. Tổ hợp vũ khí này được General Dynamics nay là Raytheon Systems phát triển vào cuối những năm 1960.
Phalanx có thể lắp đặt trên bất kỳ tàu mặt nước nào mà không cần có sự sửa đổi lớn, hệ thống hiện có mặt trên hầu hết các tàu chiến mặt nước của Mỹ và khoảng 20 quốc gia khác.
Hệ thống Phalanx gồm pháo 6 nòng kiểu Gatling M61A1 Vulcan cùng một radar băng Ku được chế tạo theo công nghệ chỉ điểm khép kín, có khả năng tìm kiếm, phát hiện, đánh giá, bám bắt và giao chiến hoàn toàn tự động.
Các loại đạn có thể bắn gồm đạn xuyên giáp vỏ tự huỷ (APDS) 20 mm sử dụng đầu xuyên 15 mm bằng kim loại nặng (vonfram hoặc uran nghèo) được bao quanh bằng một guốc đạn plastic và một phần đáy kim loại nhẹ.
Cấu hình ban đầu của hệ thống Phalanx sử dụng cho các tàu của hải quân Mỹ được gọi là Block 0 nhằm tạo ra lớp phòng thủ tầm ngắn chống lại các loại tên lửa đối hạm siêu âm ít vận động bay thấp.
Phiên bản nâng cấp Block 1A được trang bị một máy tính ngôn ngữ lập trình bậc cao cho tốc độ xử lý tốt hơn, các thuật toán điều khiển hoả lực đã được cải thiện để đối phó với những mục tiêu có tính cơ động cao.
Bên cạnh đó là tăng cường khả năng tìm kiếm các tọa độ vũ khí để quản lý tác chiến tốt hơn và chức năng kiểm tra toàn bộ (từ đầu đến cuối) để xác định những sai hỏng hệ thống, nâng cấp chế độ quét mặt biển.
Phalanx Block 1B nâng cấp trên cấu hình hiện có của Block 1A với việc bổ sung các nòng pháo được tối ưu hóa (Optimised Gun Barrels - OGB), có tuổi thọ nòng cao hơn, độ tản mát khi bắn được cải thiện và cự ly tác chiến tăng lên đáng kể.
Cấu hình Block 1A và Block 1B có khả năng bao quát lớn hơn, dung tích thùng chứa đạn tăng từ 989 viên lên tới 1.550 viên, tăng tốc độ bắn lên 4.500 phát/phút so với 3.000 phát/phút đời đầu.
Phalanx có thể giao tiếp với bất kỳ hệ thống chiến đấu nào của tàu để cung cấp khả năng điều khiển khiển hoả lực cũng như có thể chỉ điểm mục tiêu cho các vũ khí phòng thủ khác như tên lửa RIM-116 Rolling Airframe.
Mặc dù đã có những loại tên lửa đánh chặn hiệu quả nhưng hải quân Mỹ vẫn duy trì Phalanx trên nhiều lớp tàu chiến vì sự tin cậy cũng như chi phí hợp lý của hệ thống vũ khí này.
Hiện tại hải quân Mỹ đang từng bước lắp đặt tổ hợp SeaRAM là sự kết hợp giữa radar của Phalanx với bệ phóng tên lửa RIM-116 để nâng cao hiệu suất đánh chặn.
Theo Việt Dũng/anninhthudo.vn
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo