Uy lực rất khủng khiếp, vì sao tầm bắn của TOS-1A Buratino chỉ được vài km?
Iran nói Mỹ không thể phát động chiến tranh vì Tehran quá mạnh / Lộ diện vũ khí nguy hiểm nhất trên siêu khu trục hạm Type 055 Trung Quốc
Hệ thống TOS-1A Buratino do Liên Xô nghiên cứu chế tạo vào giai đoạn cuối thập niên 1980. Nó là bản nâng cấp từ nguyên mẫu TOS-1, biệt danh Buratino mà vũ khí này nhận là nhờ vào cái mũi dài của dàn phóng đạn khi khai hỏa.
TOS-1A Buratino có trọng lượng chiến đấu lên tới 45,3 tấn; chiều dài 9,5 m; chiều rộng 3,6 m và chiều cao 2,22 m; kíp điều khiển gồm 3 người.
"Trái tim" của tổ hợp vũ khí này là động cơ diesel tăng áp V-84 công suất 840 mã lực (630 kW), cho vận tốc tối đa 60 km/h trên đường nhựa, tầm hoạt động 550 km.
Sử dụng khung gầm xe tăng T-72 nhưng TOS-1A đã tháo bỏ tháp pháo 125 mm mà thay vào đó là giàn phóng đạn với 30 ống. Nó có khả năng bắn hết cơ số đạn trong vòng chỉ 15 giây, tạo hỏa lực chế áp cực mạnh.
Một đặc điểm gây tranh cãi của TOS-1A đó là theo phân loại của phương Tây thì nó là một tổ hợp pháo phản lực phóng loạt (MLRS), trong khi người Nga lại gọi nó là hệ thống phun lửa hạng nặng.
Khác biệt giữa hai bên chủ yếu nằm ở cách thức sử dụng, mặc dù coi Buratino là MLRS không hề sai nhưng Nga vẫn có lý do riêng của mình để áp dụng cách xếp hạng đó.
Hệ thống pháo phản lực nhiệt áp TOS-1A Buratino khai hỏa
Đầu tiên, TOS-1A Buratino là phương tiện yểm trợ hỏa lực cho đội hình tiến quân của xe tăng, xe thiết giáp. Nó sẽ bắn dọn bãi cho chiến xa ngay trước khi xông lên chiếm trận địa, chính vì vậy mà tầm bắn hiệu quả của TOS-1A chỉ cần 6 km là đủ.
Tiếp theo, TOS-1A được tính là hỏa lực trực tiếp, nó gần như tiến song song với đội hình xe tăng, được thiết kế với khung gầm vững chắc để chịu được đòn tấn công từ phía đối phương, khác với pháo phản lực phóng loạt là hỏa lực gián tiếp.
Với đặc tính kỹ chiến thuật như trên, việc TOS-1A Buratino có tầm bắn rất ngắn trong khi cỡ nòng tương đối lớn cũng là điều dễ hiểu. Nó ưu tiên giành phần lớn không gian quả đạn cho lượng nhiên liệu gây cháy mạnh.
Vũ khí này đặc biệt hữu hiệu khi chống lại sinh lực địch được che giấu trong hầm ngầm, công sự vì đám cháy lớn trùm lên trận địa sẽ hút sạch dưỡng khí qua các lỗ thông hơi, khiến đối phương bị tiêu diệt hoàn toàn mà không có cách chống đỡ. Đây là điều mà pháo binh thông thường không làm được.
Theo cách phân loại của Nga thì TOS-1A Buratino là hệ thống phun lửa hạng nặng
Hiện tại, TOS-1A Buratino vẫn là hệ thống vũ khí độc nhất vô nhị của riêng Quân đội Nga, khối NATO hay Trung Quốc chưa có sản phẩm nào tương ứng.
Thậm chí mới đây, thông tin về hai hệ thống pháo phản lực nhiệt áp (hay còn gọi là tổ hợp phun lửa hạng nặng) thế hệ mới mang tên Tosochka và Solntsepek đã được Văn phòng thiết kế NPO SPLAV tiết lộ.
Tổng công trình sư Nicholas Makarovets của Công ty phát triển sản phẩm - Liên hiệp nghiên cứu - Sản xuất SPLAV (thành viên của Rostec) cho biết tổ hợp Tosochka vẫn sử dụng khung gầm xe tăng T-72 nhưng Solntsepek lại đặt trên khung xe thiết giáp bánh hơi.
Dựa trên khung gầm mới, có thể dự đoán rằng hệ thống phun lửa hạng nặng thế hệ tiếp theo của Nga sẽ vừa có tầm bắn xa như pháo phản lực thông thường trong khi sức mạnh vẫn được giữ nguyên và không có sự thay đổi lớn.
Tosochka và Solntsepek nhiều khả năng sẽ có giàn phóng tương tự nhau, được trang bị các loại đạn nhiệt áp có kích thước lớn hơn TOS-1A Buratino nhằm mục đích vừa nâng cao tầm bắn lại tăng cường cả uy lực.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bí ẩn chiếc vali hạt nhân và tấm thẻ nhựa ông Donald Trump được trao trong lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ
Những điều mong đợi tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2025
Thị trường thế giới biến động thế nào sau khi lễ nhậm chức của Tổng thống Trump?
Tổng thống Donald Trump đe dọa trừng phạt nước Nga nếu Tổng thống Putin không đồng ý việc này