Quốc tế

Vì sao Liên Xô không kích ồ ạt Berlin ngay lúc họ chịu nhiều thất bại?

Năm 1941 quân đội phát xít Đức tràn ngập nhiều lãnh thổ của Liên Xô. Và chúng hoàn toàn bất ngờ khi không quân Liên Xô vẫn đủ sức không kích Berlin.

từng thực hiện cuộc không kích khét tiếng Doolittle Raid nhằm vào thủ đô Tokyo của Nhật Bản để trả đũa cho việc Nhật tấn công Trân Châu Cảng. Nhưng trước sự kiện đó còn có một chiến dịch dữ dội hơn nữa do không quân Liên Xô tiến hành nhằm vào thủ đô Berlin của Đức Quốc xã vào thời điểm quân Đức đã tràn ngập nhiều vùng lãnh thổ của Liên Xô.

Máy bay chiến đấu của Liên Xô thời Thế chiến 2. Ảnh: Sputnik.

Vào ngày 7/8/1941, người Đức bất ngờ thấy máy bay đối phương xuất hiện trên bầu trời Berlin và họ tưởng đó là máy bay Anh. Tuy nhiên, họ sớm hiểu ra rằng thủ đô của Đệ tam Đế chế đang bị máy bay của Liên Xô oanh tạc. Điều này ban đầu Đức không thể nghĩ đến được vì lúc đó họ ngỡ rằng Liên Xô đã gần như cầm chắc thất bại trong Thế chiến 2. Quân đội Đức đã chiếm hầu hết vùng Baltic, Byelorussia (nay là Belarus), nửa và tiến rất sát Leningrad (nay là Saint Petersburg) và thẳng tiến tới Moscow.

Trước đó hồi tháng 7/1941, Tư lệnh không quân Đức Hermann Goering bảo đảm với Hitler rằng Không quân Liên Xô đã bị xóa sổ hoàn toàn. Nhưng trên thực tế, lực lượng này vẫn hoạt động bình thường và đủ năng lực ném bom Berlin trong cả một tháng.

Trả thù cho thủ đô XHCN

Ý tưởng về một cuộc không kích trả đũa nhằm vào Berlin đến với ban lãnh đạo Liên Xô sau khi quân Đức bắt đầu ném bom Moscow vào tháng 7/1941. Việc Đức oanh tạc thủ đô Moscow đã làm giảm niềm tin của người dân Liên Xô vào sức mạnh quân sự nước họ và khả năng kháng cự lại kẻ thù. Trong bối cảnh đó, giới lãnh đạo Liên Xô quyết định lấy lửa đáp lại lửa, bằng cách đánh thẳng vào trung tâm đầu não của phát xít Đức.

Tư lệnh hải quân Liên Xô, Đô đốc Nikolai Kuznetsov, nhớ lại: “Nếu thành công, một cuộc không kích vào Berlin sẽ có tầm quan trọng lớn. Rốt cuộc, Đức Quốc xã chỉ khoác lác với toàn thế giới về việc Liên Xô đã bị tiêu diệt”.

Tuy nhiên đạt được mục tiêu này với không quân Liên Xô không phải là điều dễ dàng. Trong vài tháng đầu của cuộc chiến tranh vệ quốc, họ đã phải hứng chịu tổn thất khủng khiếp (vài ngàn máy bay), khiến Đức giành được thế thượng phong trên bầu trời. Đó là lý do vì sao, mỗi chiếc máy bay còn lại đối với ban lãnh đạo quân đội Liên Xô đều được quý như vàng và phải được sử dụng một cách hợp lý. Hơn nữa, Liên Xô không còn kiểm soát các sân bay mà từ đó máy bay có thể thực hiện liên tiếp các chuyến bay đi đi về về tới Berlin.

Các sân bay tác chiến gần nhất với Berlin nằm ở bên ngoài Leningrad nhưng vẫn cứ xa và từ đó oanh tạc cơ của Liên Xô chỉ có thể bay tới được Libau (nay là Liepaja ở bờ biển phía tây của Litva).

Thế là một quyết định táo bạo được thông qua: Liên Xô sẽ sử dụng các sân bay tồi tàn trên bán đảo Moonsund ở phần phía tây của biển Baltic, nơi nằm sát kẻ thù nhất. Từ đây, máy bay ném bom DB-3 của Liên Xô có thể vượt qua chặng đường dài 900km (cả đi lẫn về) tới Berlin. Tuy nhiên quân Đức đóng rất sát Tallinn, căn cứ chính ở biển Baltic và đang trên đường tới vịnh Phần Lan. Ngoài ra còn có không quân hoạt động trong khu vực này.

Hoạt động chuẩn bị

Sân bay trên đảo Osel (ngày nay là Saaremaa), đảo lớn nhất trên bán đảo Moonsund, đã hoàn toàn không được chuẩn bị cho hoạt động của các máy báy ném bom tầm xa. Sân bay này phải được tái trang bị khẩn cấp và sau đó oanh tạc cơ Liên Xô may chóng được triển khai tới đây.

Đô đốc Kuznetsov viết trong cuốn sách của mình: “Các thủy thủ đối mặt với nhiệm vụ khó khăn. Không có đủ nguồn cung nhiên liệu và bom trên đảo... Được bảo vệ nghiêm ngặt, các thuyền nhỏ chất đầy nhiên liệu và đạn dược đã đi qua vùng biển đầy thủy lôi ở vịnh Phần Lan để tới Tallinn và sau đó là tới đảo Osel. Mối nguy hiểm đợi chờ họ ở mỗi chỗ rẽ. Xin lưu ý là Tallinn đã bị quân thù bao vây”.

Nguy hiểm hơn nữa là khả năng bị không quân Đức (Luftwaffe) tấn công. Nhằm tránh sự chú ý của quân Đức, máy bay Liên Xô được giấu tại nhiều chỗ khác nhau trên đảo, tại các trang trại và được phủ lưới ngụy trang. Người ta tiếp tục tạo cho sân bay Osrel vẻ ngoài bị bỏ hoang và không được sử dụng.

Chiến dịch “Berlin”

Vào ngày 6/8/1941, 5 chiếc máy bay trinh sát của Liên Xô bay tới Berlin để làm nhiệm vụ. Hai ngày sau, 15 chiếc oanh tạc cơ DB-3 chở đầy bom mở màn chiến dịch “Berlin” vào giữa đêm. Hầu hết hành trình này vượt qua biển Baltic – chúng chuyển hướng tại Stettin (nay là Szczecin ở Ba Lan) và hướng tới thủ đô của Đức.

Cuộc không kích này khiến quân Đức hoàn toàn bất ngờ. Thoạt tiên chúng tưởng máy bay Liên Xô là của chúng.

Kuznetsov nhớ lại: “Người Đức không tưởng tượng nổi lại có điều táo bạo đến như vậy. Khi máy bay của chúng tôi tiến gần tới mục tiêu, chúng gửi tín hiệu từ mặt đất: “Máy bay nào thế? Đang bay đi đâu? Nghĩ rằng đây là các máy bay Đức bay lạc, chúng mời các máy bay này hạ cánh xuống sân bay gần nhất”.

Thành phố Berlin khi đó thắp sáng ánh đèn và có thể nhìn thấy rõ. Các cuộc không kích của Anh thường xuất phát từ phía tây và vào lúc đó vẫn đương hiếm. Phòng không Đức không nghĩ lại có thể có một cuộc không kích từ phía bắc và do vậy chúng đã phản ứng chậm.

Năm chiếc máy bay Liên Xô đã bay tới Berlin và trút bom xuống. Các máy bay khác ném bom vùng ngoại ô và Stettin. Sau chiến dịch này, tất các tổ bay đều trở về căn cứ mà không bị tổn thất nào.

Phát xít Đức sốc nặng

Cùng ngày hôm đó, phát thanh Đức loan báo: “Vào sáng sớm ngày 8/8, một đội hình lớn của không quân Anh, bao gồm khoảng 150 phi cơ, đã nỗ lực ném bom thủ đô của chúng ta... Trong số 15 máy bay tới được thành phố, 9 chiếc đã bị bắn hạ”.

Đến khi mọi thứ tỏ tường về việc ai đã thực sự ném bom , phản ứng của phía Đức là sốc “toàn tập”, cả ở cấp độ dân thường và giới lãnh đạo Đức Quốc xã. Không ai ngờ rằng không quân Liên Xô vẫn sống và tác chiến tốt.

Thắng lợi tâm lý

Trong suốt thời gian một tháng, không quân Liên Xô đã thực hiện thêm 9 cuộc không kích nữa vào thủ đô Đức nhưng yếu tố bất ngờ suy giảm dần. Kẻ thù của họ giờ đã được chuẩn bị.

Trong các cuộc không kích kế tiếp, phía Liên Xô mất 18 máy bay. Vào đầu tháng 9/1941, sau khi chiếm được Tallinn, quân Đức đã xâm chiếm quần đảo Moonsund. Đến ngày 5/9/1941, chiến dịch “Berlin” dừng lại.

Các cuộc không kích táo bạo trên của Liên Xô đã được báo chí nước này và phương Tây phản ánh rộng rãi. Mặc dù không gây ra thiệt hại lớn về vật chất, việc ném bom Berlin đã có hiệu ứng tâm lý quan trọng: Nó chỉ ra cho thế giới thấy rằng không quân Liên Xô vẫn tồn tại và đủ khả năng giáng đòn đau đớn vào trái tim của Đức Quốc xã.

Trung tá Sergei Ostapenko, người có biết đến một số phi công tham gia vào đợt không kích này, nhớ lại: “Sau các vụ ném bom đầu tiên, người Nga bắt đầu nói, nghĩ và viết trên báo: Thực sự thì, nếu chúng ta tới được Berlin bằng đường hàng không thì chúng ta sẽ tới đó được bằng đường bộ”.

Theo Trung Hiếu/VOV

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo