Quốc tế

Vì sao Mỹ triển khai oanh tạc cơ B-52 khắp thế giới trong giai đoạn này?

Những chiếc máy bay ném bom thời Chiến tranh Lạnh này có thể được mô tả là đồng thời thực hiện các chặng bay khác nhau của chuyến du hành vòng quanh thế giới. Vì sao Mỹ tăng cường hoạt động của B-52 trong thời điểm này.

Cận cảnh màn tiếp nhiên liệu cho oanh tạc cơ B-52 trên bầu trời Trung Đông / Video: Chiến cơ Nga oanh tạc dữ dội ở miền trung Syria

Máy bay B-52 Stratofortress của Không quân Mỹ.

Máy bay B-52 Stratofortress của Không quân Mỹ.

Máy bay B-52 Stratofortress của Không quân Mỹ đã bay rất nhiều dặm kể từ khi nó thực hiện chuyến bay đầu tiên 70 năm trước - và bây giờ một số máy bay ném bom thời Chiến tranh Lạnh đó đang thực hiện các chuyến bay đồng thời ở các khu vực khác nhau khắp thế giới.

Hiện tại, đã có những chiếc B-52H được triển khai tới Châu Âu, Trung Đông và khu vực tác chiến Ấn Độ - Thái Bình Dương - một minh chứng cho tính linh hoạt và độ tin cậy của nền tảng này.

Cùng với việc triển khai Lực lượng Đặc nhiệm Máy bay ném bom (BTF), hai máy bay ném bom B-52H từ không đoàn máy bay ném bom số 5, Căn cứ Không quân Minot, Bắc Dakota, đã đến Căn cứ Không quân Al Udeid, Qatar, ngày 4 tháng 5. Lực lượng đặc nhiệm tham gia chiến dịch cùng cùng 4 chiếc B-52 trước đó đã được điều đến Al Udeid vào cuối tháng 4. Các máy bay ném bom ở đó để bảo vệ cuộc rút lui “có trật tự và có trách nhiệm”, như lời mô tả của NI, của lực lượng Mỹ và liên quân, khỏi Afghanistan.

Vào thời điểm đó, 4 chiếc B-52H cũng đã được triển khai từ không đoàn máy bay ném bom số 2, căn cứ không quân Barksdale, Louisiana, tới Căn cứ Không quân Andersen, đảo Guam để tiến hành các hoạt động ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, trong khi một lực lượng bổ sung gồm 6 máy bay ném bom từ căn cứ Barksdale đã được phái đến đến Căn cứ Không quân Morón, Tây Ban Nha - đánh dấu khu vực hoạt động thứ ba của B-52 Stratofortresses.

 

"Tốc độ, tính linh hoạt và sự sẵn sàng của các máy bay ném bom chiến lược của chúng tôi đóng một vai trò quan trọng trong khả năng ngăn chặn các kẻ thù tiềm tàng và báo hiệu sự hỗ trợ vững chắc của chúng tôi cho các đồng minh và đối tác của chúng tôi", đô đốc Charles ‘Chas’ Richard, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Chiến lược Mỹ nói.

"Các nhiệm vụ như thế này mang lại cơ hội huấn luyện vô giá với các đồng minh và đối tác của chúng tôi để cải thiện khả năng tương tác của chúng tôi và chứng minh rằng các lực lượng của chúng tôi có khả năng hoạt động mọi lúc, mọi nơi, để đáp ứng mọi thách thức một cách quyết đoán", ông Richard nói thêm.

Lực lượng Không quân Mỹ lưu ý rằng việc triển khai lực lượng đặc nhiệm ném bom đã diễn ra thường xuyên kể từ năm 2014 và những hoạt động này tạo cơ hội cho Bộ Tư lệnh Chiến lược Mỹ đánh giá và cải thiện khả năng sẵn sàng của các khí tài chiến lược trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Các Lực lượng Đặc nhiệm Máy bay ném bom này có khả năng hoạt động bền bỉ, lâu dài, thuật ngữ thể hiện khả năng hiện diện máy bay ném bom trên toàn cầu.

“Lực lượng Không quân hiện đang làm việc trong một môi trường an ninh toàn cầu phức tạp, năng động và đôi khi bất ổn,” Đại tá Mark Dmytryszyn, Tư lệnh Không đoàn ném bom số 2 giải thích.

Đại tá Dmytryszyn nói thêm: “Chúng tôi có trách nhiệm thường xuyên tiến hành các cam kết hợp tác an ninh chung và kết hợp này trên các vùng tác chiến khác

 

Lực lượng Đặc nhiệm Máy bay ném bom ưu dùng B-52 hơn là B-1 Lancer, loại oanh tạc cơ đã được sử dụng trong nhiệm vụ đặc nhiệm ném bom trong quá khứ.

Các máy bay B-52 sẽ tiếp tục là nền tảng cho các loại nhiệm vụ này. Mặc dù ra đời từ những năm 1960, B-52 vẫn có thể hoạt động hiệu quả trong chiến đấu, nhờ một số nỗ lực bảo trì và duy trì. Hơn nữa, máy bay B-52 đã được đại tu hàng loạt đến mức gần như là một chiếc máy bay hoàn toàn khác so với những năm trước, đã hoặc sẽ sớm có động cơ mới, khoang chứa vũ khí mới, hệ thống tác chiến điện tử, tình báo, công nghệ mạng và cảm biến.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm