Quốc tế

Vì sao Nga dựng lá chắn sống giữ huyết mạch Saraqib?

Cảnh sát quân sự Nga tiến vào tiếp quản thành phố Saraqib ở Idlib, giúp quân đội Syria giữ vững thành phố huyết mạch án ngữ cao tốc M4 và M5.

Tổng thống Putin "cao tay": Tàu chiến, máy bay Nga đã dập tắt "những cái đầu nóng" ở Thổ Nhĩ Kỳ / Ông Putin ủng hộ giới hạn nhiệm kỳ tổng thống Nga

Quân Nga tiến vào Saraqib

Trung tâm Nga Hòa giải các bên tham chiến Syria của Nga cho biết, lực lượng cảnh sát quân sự (Quân cảnh) Nga đã tiến vào thành phố Saraqib, nằm ở phía đông tỉnh Idlib của Syria.

"Xét tới tầm quan trọng của việc đảm bảo cho các phương tiện và dân thường được an toàn và di chuyển tự do dọc theo đường cao tốc M4 - M5, các đơn vị cảnh sát quân đội Nga đã được triển khai tại thành phố Saraqib từ 5 giờ chiều ngày 2 tháng 3" - Trung tâm Hòa giải các bên tham chiến Syria cho biết.

Tại Idlib đang diễn ra những cuộc đụng độ quyết liệt giữa quân đội Syria và các nhóm khủng bố, đối lập vũ trang và Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, cùng với các nhóm vũ trang được Ankara hậu thuẫn.

Vào cuối tháng 1, tình hình trở nên tồi tệ hơn do thực tế là quân đội Syria đã chiếm gần một nửa khu vực thuộc Khu vực chống leo thang xung đột ở Idlib, để lại các trạm quan sát của Thổ Nhĩ Kỳ ở phía sau.

Trước tình hình các lực lượng trung thành với chính phủ ở Damascus tiến quân về phía trước, nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đe dọa sẽ tiến hành một chiến dịch quân sự, nếu quân đội Syria được rút ra ngoài vạch tuyến trạm kiểm soát.

Thổ Nhĩ Kỳ đã tung hơn 7000 quân, cùng với hàng trăm xe tăng, xe bọc thép và pháo tự hành sang Idlib; đồng thời cung cấp cho phiến quân nhiều vũ khí hạng nặng, chi viện hỏa lực từ trên không, trên mặt đất cho chúng, thậm chí là trực tiếp tham chiến chống lại Quân đội Syria.

Trước sức tiến công của Thổ Nhĩ Kỳ và lực lượng được Ankara hậu thuẫn, Quân đội Syria đã để mất nhiều thị trấn làng mạc và họ mới tái chiếm được trong những ngày cuối tháng 2.

Vi sao Nga dung la chan song giu huyet mach Saraqib?
Quân cảnh Nga đã tiến vào thành phố Saraqib, ở phía đông tỉnh Idlib

Bên cạnh đó, chính quyền Ankara cũng bất chấp luật lệ quốc tế để tung các khí tài quân sự hạng nặng trực tiếp tấn công vào lực lượng Quân đội Syria để hỗ trợ khủng bố, đối lập ở Idlib.

Trong ngày 01/03 vừa qua, Thổ Nhĩ Kỳ đã bắn rơi 2 máy bay chiến đấu của Không quân Syria khi chúng đang ném bom vào lực lượng phiến quân ở Idlib. Đáp lại, Syria đã tuyên bố đóng cửa không phận Idlib, bắn rơi tất cả các phương tiện bay xâm nhập trái phép không phận tỉnh này.

Nga đã lên tiếng ủng hộ các hành động của chính phủ Bashar al-Assa ở Idlib và cố gắng gây ảnh hưởng đến tình hình thông qua các cuộc đàm phán với Ankara, nhưng các bên vẫn chưa đạt được thỏa thuận.

Sự can thiệp mạnh mẽ của chính quyền Erdogan đã đặt cuộc chiến ở Idlib vào một tình thế hết sức nguy hiểm, bởi nguy cơ leo thang xung đột quân sự trực tiếp giữa Syria với Thổ Nhĩ Kỳ.

Nga trực tiếp bảo vệ Quân đội Syria

 

Trước quyết tâm của Ankara, Moscow và Damascus cũng không đặt mục tiêu đánh chiếm toàn bộ tỉnh Idlib trong chiến dịch này, để tránh xảy ra một cuộc chiến tránh toàn diện với Thổ Nhĩ Kỳ và tổn thất nhiều xương máu để đánh chiếm Idlib – một thành trì được khoảng 30.000 tay súng đối lập củng cố vững chắc trong hơn 4 năm qua.

Thay vào đó, Nga-Syria muốn đạt được 2 mục tiêu chính là: “Khóa chặt biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ” và “Phân hóa khủng bố-đối lập”. SAA đang nhắm tới mục tiêu chiếm giữ các con đường cao tốc và các cửa khẩu biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ, nhằm “cách ly” các nhóm vũ trang đối lập ở Idlib.

Vi sao Nga dung la chan song giu huyet mach Saraqib?
Vị trí chiến lược quan trọng của thành phố Saraqi án ngữ cao tốc M4 và M5

Nếu Syria bít chặt biên giới, mọi hành động trong khuôn khổ cái gọi là “giám sát ngừng bắn” của Thổ Nhĩ Kỳ đều phải xin phép chính quyền Syria, họ sẽ không thể tuồn vũ khí cho các nhóm vũ trang được Ankara hậu thuẫn, phiến quân bị vây chặt ở nồi hầm Idlib sẽ mất đi chỗ dựa, như cá nằm trên thớt, trước sau gì cũng sẽ bị tiêu diệt.

Không đặt mục tiêu đánh chiếm toàn bộ Idlib trong một chiến dịch, Moscow và Damascus xác định sẽ giải phóng dần dần tỉnh này, bằng cách kết hợp các biện pháp “một mặt bao vây, đánh lấn, mặt khác thực hiện chính sách phân hóa khủng bố - đối lập” mà họ đã nhất quán tiến hành từ trước đến nay.

Idlib sẽ được giải phóng từ từ, đúng kiểu Syria đã giải quyết 3 vùng giảm leo thang xung đột trước đây, bằng cách thực hiện nhiều chiến dịch quân sự có mục đích giới hạn, xen kẽ các đợt ngừng bắn, dần dần co hẹp vòng vây, hình thành những “nồi hầm” khiến phiến quân không thể chịu được và phải đầu hàng.

 

Hiện nay, chiến sự hiện đang diễn ra hết sức quyết liệt, hai bên giành giật nhau từng thị trấn, làng mạc hòng chiếm lợi thế trên bàn đàm phán ở Hội nghị Thượng đỉnh về Syria giữa 4 nước Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Pháp, Đức, được tổ chức tại Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 05/03 tới đây.

Trong hội nghị này, nếu đạt được thỏa thuận ngừng bắn, các bên sẽ giữ nguyên hiện trạng đã kiểm soát được tính đến ngày 05/3. Nếu nắm giữ được Saraqib, từ nay trở về sau, Quân đội Syria sẽ hoàn toàn phong tỏa được Idlib, còn phiến quân cũng sẽ cố sống cố chết để tái chiếm lại thành phố này.

Hiểu rõ tầm quan trọng của việc ai giành được nhiều chiến thắng trên chiến trường sẽ nắm ưu thế trên bàn đàm phán và vị trí chiến lược của Saraqib nên trước sức ép mạnh của Thổ Nhĩ Kỳ, Nga đã trực tiếp đưa quân với lí do bảo đảm an ninh, nhưng thực ra là sử dụng quân Nga làm lá chắn sống, để giúp Syria vào thành phố này.

Với sự hiện diện của quân Nga, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không dám trút bom đạn vào thành phố này để hỗ trợ cho phiến quân tái chiếm Saraqib, giúp chính quyền Damascus có thêm nhiều lợi thế trong các giai đoạn sau của cuộc chiến.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm