Quốc tế

Vì sao Nga rớt khỏi top 5 nước chi tiêu nhiều nhất cho quốc phòng?

Nga tiếp tục tụt hạng trên danh sách các nước chi tiêu hàng đầu cho quốc phòng. Năm 2019, Nga đã rớt khỏi top 5.

Nga đã giảm chi tiêu quân sự so với các năm trước và đã chỉ được xếp ở vị trí thứ 6 trong danh sách các cường quốc chi tiêu mạnh tay cho quân sự. Ngân sách quốc phòng của Nga vừa qua chỉ ở mức 61 tỷ USD mỗi năm, theo báo cáo của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI).

Hình ảnh máy bay chiến đấu Su-57 (bên trái) của Nga vào lúc hoàng hôn. Ảnh: Global Look Press.

Nga đã giảm mức đầu tư quân sự tới 7,7% so với năm 2018. Nhưng chi tiêu quân sự tổng thể của thế giới lại tiếp tục tăng, lên đến mức 1.820 tỷ USD vào năm 2018, tức là tăng 24% so với 1 thập kỷ trước (1.420 tỷ USD vào năm 2008).

Mỹ tiếp tục là quốc gia chi tiêu quân sự cao nhất, với mức chi ra là 649 tỷ USD. tiến lên vị trí thứ 2, với mức chi là 250 tỷ USD. Saudi Arabia giành “huy chương đồng” với ngân sách quốc phòng 68 tỷ USD.

Hồi năm 2014, Nga xếp thứ 3 trên danh sách này. Vậy điều gì đã xảy ra?

Cần thiết và đủ

Đây đã là nguyên tắc chính của các chương trình vũ khí và quân sự của Nga kể từ khi bắt đầu đợt khủng hoảng kinh tế gần đây nhất, vào hồi năm 2014, khi giá dầu sụt giảm mạnh cùng với đồng nội tệ của Nga.

Đó là lý do vì sao ban lãnh đạo Nga quyết định không trữ tiền và không chi tiền cho các hệ thống vũ khí lạc hậu, bị hao mòn. Họ cho thải loại các vũ khí đó. Nga tái đầu tư số tiền dôi ra từ đây vào các loại vũ khí kỷ nguyên mới giúp Nga có lợi thế trước các quốc gia khác. Hiện nay, nửa số ngân sách hàng năm của Bộ Quốc phòng Nga được chi cho việc mua và chế tạo các vũ khí thế hệ mới.

Tổng cộng, Nga có kế hoạch chi gần 370 tỷ USD hàng năm cho các chương trình này từ năm 2018 đến 2027.

Mảng tốn kém nhất của chương trình hiện đại hóa này là việc mua các tiêm kích cơ và chế tạo tên lửa siêu thanh đầu tiên cho .

Tập trung vào công nghệ đột phá

Vũ khí chính của quân đội Nga trong thập niên sắp tới sẽ là tên lửa siêu thanh. Một trong số đó là tên lửa Kinzhal (có nghĩa là Dao găm) sẽ được sử dụng trên các máy bay tiêm kích phản lực MiG-31. Các hệ thống vũ khí này sẽ cho phép chiến đấu cơ của Nga tấn công các mục tiêu địch từ khoảng cách lên tới hơn 2.000km, nhờ đó giúp máy bay tránh được mối đe dọa từ hệ thống phòng không của đối phương.

Một vũ khí hiện đại khác là máy bay tiêm kích Su-57 thế hệ 5 sắp được đưa vào sản xuất tiếp. Các phi cơ này được phát triển nhằm đối phó với phi cơ Raptor và Lightning II do Mỹ sản xuất, cả trên bầu trời lẫn trên thị trường vũ khí. Các máy bay đó cũng giúp không quân Nga có thêm năng lực cơ động và tác chiến vô đối.

12 chiếc Su-57 lô đầu tiên đã được bàn giao cho quân đội Nga vào năm 2018. Dự kiến 76 tiêm kích cơ khác thuộc loại này sẽ tiếp tục gia nhập không quân Nga.

Đây chỉ là hai trong các dự án lớn của quân đội Nga. Có cả những dự án hiện đại hóa vũ khí loại nhỏ hơn dành cho hải - lục - không quân Nga.

Theo Trung Hiếu/VOV
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo