Vì sao phi công Liên Xô từ chối dùng máy bay ném bom Tu-22?
Để có được chiếc Tu-22M bây giờ, các nhà khoa học Liên Xô đã trải qua không ít giai đoạn phát triển. Chắc chắn nhiều người phải ngạc nhiên trước hình dạng thế hệ Tu-22 đời đầu – một chiếc oanh tạc cơ “ít tài lắm tật”.
Giải mã vụ máy bay U-2 Mỹ bị Liên Xô bắn hạ 1960 / Máy bay cánh quạt Mỹ Việt Nam đang ngắm nghía có thể chiến đấu?
Tuy nhiên, đây được xem là thiết kế thế hệ 2 của dòng máy bay ném bom Tu-22 do Tupolev OKB sáng chế. Thế hệ đầu tiên của nó ra đời với thân hình và cặp cánh cũng như bố trí động cơ khác hoàn toàn. Nguồn ảnh: Wikipedia
Trong ảnh chính là Tu-22 đời đầu được phát triển từ những năm 1950, bay lần đầu ngày 7/9/1959, trong khi Tu-22M bay lần đầu 10 năm sau đó (năm 1969). Nguồn ảnh: Wikipedia
Thiết kế của Tu-22 đời đầu bố cục khác hẳn và trông “xấu xí hơn” Tu-22M sau này. Hai động cơ phản lực đặt ở gốc cánh, trên thân thay vì kết hợp với thân tàu bay. Nguồn ảnh: Wikipedia
Đó là cặp động cơ Dobrynin RD7M-2 có lực đẩy khô mỗi chiếc 107,9kN và đẩy có đốt tăng lực 161,9kN cho tốc độ tối đa 1.510km/h. Tốc độ này dĩ nhiên chậm hơn Tu-22M sử dụng động cơ hiện đại NK-25 Kuznetsov với bố trí hài hòa, tối ưu khả năng của máy bay. Nguồn ảnh: Wikipedia
Ngay dưới miệng phun động cơ là một radar loại nhỏ trang bị cho khẩu 23mm “bọc hậu” cho máy bay ném bom thời chiến tranh Lạnh. Vũ khí này tới nay vẫn còn tồn tại trên các máy bay Tu-95 nhưng cơ bản mang tính chất cho có, không còn hữu hiệu với máy bay tiêm kích hiện đại. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tu-22 đời đầu đạt tầm bay 4.900km, trần bay 13.300m, tốc độ leo cao 12,7m/s. Nguồn ảnh: Wikipedia
Theo các tài liệu rò rỉ, Tu-22 đời đầu phát triển rất khó khăn, gặp nhiều lỗi kỹ thuật khiến máy bay gặp tai nạn liên tục. Thậm chí, có nguồn tin cho rằng không ít phi công từ chối điều khiển Tu-22 vì máy bay rất khó lái. Nguồn ảnh: Wikipedia
Buồng lái Tu-22 đặt phi công phía trước, hơi chếch phía trái, sĩ quan vũ khí ngồi phía sau và hoa tiêu ở thấp phía dưới, bên trong thân. Nguồn ảnh: Wikipedia
Thiết kế buồng lái rất xấu, tầm nhìn kém, ghế ngồi gò bó và vị trí đặt nút điều khiển các thiết bị không thuận lợi sử dụng. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tu-22 sử dụng kiểu nghiêng 55 độ tạo ra lực cản nhỏ ở tốc độ cận âm, nhưng dẫn tới tốc độ hạ cánh rất cao và quãng đường cất cánh phải rất dài. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tu-22 có tải trọng 9 tấn vũ khí cho phép mang 24 bom thông thường FAB-500 hoặc một siêu bom FAB-9000 hoặc một quả tên lửa chống hạm Kh-22 theo dạng nửa chìm trong thân. Nhìn chung, máy bay dù đạt tốc độ siêu âm trở thành một trong những máy bay ném bom nhanh nhất thế giới thời bấy giờ, thế nhưng Tu-22 lại không được lòng các phi công và Không quân Liên Xô. Nguồn ảnh: Wikipedia
Đáng chú ý, trong khi Tu-22M chỉ được sử dụng ở Liên Xô (Nga), thì Tu-22 được phép xuất khẩu rộng rãi tới châu Phi và Trung Đông. Loại này từng tham gia cuộc nội chiến ở Tchad và chiến tranh Iran-Iraq. Nguồn ảnh: Wikipedia
Sau khi Liên Xô sụp đổ, Tu-22 được chuyển giao cho Không quân Nga và Ukraine sử dụng. Đến thời điểm hiện tại, tất cả đều đã ra khỏi biên chế. Nguồn ảnh: Wikipedia
Theo kienthuc.net.vn
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo
Trong ảnh là máy bay ném bom siêu âm Tu-22M hiện đang phục vụ trong Không quân Nga. Đây là một trong những máy bay ném bom có thiết kế đẹp nhất hiện nay, nó trông như một chú "thiên nga trắng", máy bay được thiết kế với cửa hút không khí cho động cơ ở hai bên hông, cánh tam giác có thể cụp – xòe. Nguồn ảnh: Wikipedia